Thứ ba, 3/11/2020, 19h53

Biến rác thành… giá trị sống

T nhng th đã b như bìa các-tông, mung nha, v sò…, hai hc sinh thuc CLB Khoa hc sáng to ca Trưng THCS Khánh Hi (Q.4, TP.HCM) đã thiết kế mô hình trưng Khánh Hi rt đp. Mô hình không ch truyn thông đip bo v môi trưng, xây dng trưng hc thân thin, tích cc mà còn tham gia trc tiếp vào các tiết hc, giúp các tiết hc tr nên sinh đng, hp dn hơn.


Thy Thái Minh Trình cùng mt hc sinh trong CLB Khoa hc sáng to chnh sa li mô hình “T hào trưng tôi”
 

Ngoài mô hình trường, từ CLB Khoa học sáng tạo, nhiều sản phẩm sáng tạo từ rác cũng được các em học sinh “hô biến” thành mô hình dạy học…

“T hào trưng tôi”

“Chúng em thấy logo của trường rất đặc biệt. Trên logo bao gồm hình ảnh Bảo tàng TP.HCM, Bến Nhà Rồng, hình ảnh chim bồ câu, sách và cờ Tổ quốc, không đơn thuần mà mang tính đặc trưng của văn hóa TP.HCM, của Q.4, rất độc đáo”. Từ ý nghĩ này, Bùi Thanh Quốc và Nguyễn Như Tâm (học lớp 8A2) đã cùng nhau thiết kế ra mô hình “Tự hào trường tôi”.

Với mong muốn lan tỏa những giá trị văn hóa tinh thần đặc trưng nhất của Q.4, của TP.HCM, đồng thời kết hợp kêu gọi bạn bè hạn chế sử dụng rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, những vật liệu làm nên mô hình “Tự hào trường tôi” được Thanh Quốc và Như Tâm sử dụng hoàn toàn từ rác tái chế. “Chúng em tận dụng những vật liệu mà mọi người không dùng đến nữa như xốp, vỏ sò, muỗng nhựa, bìa các-tông, thậm chí là xác dừa để thiết kế mô hình tái chế nhưng mang tính nghệ thuật cao. Tất cả vật liệu tái chế này đều được chúng em lấy từ nguồn rác thải tái chế do CLB Khoa học sáng tạo phát động thu gom từ các bạn học sinh trong trường mỗi tuần”, Thanh Quốc cho hay.

Theo Thanh Quốc và Như Tâm, vì mô hình sử dụng hoàn toàn từ… rác thải nên công đoạn tái chế là công đoạn khó và mất nhiều thời gian nhất. Cạnh đó, việc cắt tỉa các vật liệu cứng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì để làm sao khớp với hình ảnh thật. “Khó nhất là xử lý xác dừa trước khi đưa vào sử dụng. Xác dừa được tẩy trắng bằng bột baking soda, sau đó được ngâm qua comfort để khử mùi, đuổi ruồi muỗi. Kế đó là phải phơi cho xác dừa khô, sau đó nhuộm màu tạo thành mảng cỏ xanh…”, Như Tâm nói.

Trong tất cả các mô hình con của mô hình “Tự hào trường tôi”, Thanh Quốc và Như Tâm cho biết Bến Nhà Rồng là mô hình mà các em hay làm sai nhất do mô hình có nhiều chi tiết nhỏ nên phải thật cẩn thận, chỉ cần sai một chi tiết là phải làm lại. “Để hoàn thiện mô hình, chúng em phải mất thời gian hơn 1 tháng. Cả hai cũng nhiều lần lang thang lên Bến Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh để ngắm nghía, phác thảo chi tiết sao cho mô hình giống bản gốc nhất”, Như Tâm nói thêm.

“Bước ra ngoài khuôn khổ của một mô hình sáng tạo, mô hình “Tự hào trường tôi” được nhiều thầy cô trong trường mượn sử dụng làm giáo cụ trực quan trong tiết học, giúp học sinh hiểu hơn về lịch sử, địa lý của Q.4, TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung, để từ đó chúng em thêm yêu, tự hào ngôi trường mình đang học, thành phố mà mình đang sống”, Thanh Quốc và Như Tâm bày tỏ.

Hình thành đưc thói quen bo v môi trưng

Mô hình “Tự hào trường tôi” chỉ là một trong nhiều mô hình ấn tượng từ rác thải do các thành viên CLB Khoa học sáng tạo thiết kế. Được thành lập từ năm 2015, đến nay, CLB đã chế tạo ra hàng trăm sản phẩm từ trang trí cho đến đồ dùng học tập, tất cả đều từ rác thải. Trong đó phải kể đến những mô hình độc đáo như mô hình “Tàu biển đa năng” làm từ vỏ lon, chai nhựa, thiết kế có thể xếp thành ví, ba lô; mô hình “Tận dụng rác thải 3T” thiết kế đồ dùng trang trí góc học tập… “CLB Khoa học sáng tạo mở ra trước hết là mong muốn tạo một sân chơi bổ ích, sáng tạo và ý nghĩa cho học sinh trong trường liên quan đến rác thải. Ban đầu, CLB hướng dẫn học sinh phân loại rác vô cơ, hữu cơ bao gồm vỏ thực phẩm, vỏ động vật như nghêu, sò, ốc, hến... Song song với hướng dẫn, CLB còn phát động các chiến dịch thu gom rác thải hữu cơ và vô cơ theo từng lớp vào chiều thứ hai, thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần. Việc thu gom được duy trì xuyên suốt từ năm 2015 đến nay, các lớp thi đua thu gom tạo thành phong trào rất sôi nổi. Lớp nào làm tốt thì sẽ được cộng điểm thi đua, được nhà trường phát thưởng vào đầu tuần”, thầy Thái Minh Trình (Chủ nhiệm CLB Khoa học sáng tạo) chia sẻ.

Từ số rác thải thu gom được, theo thầy Trình, CLB sẽ phân loại: rác thải nhựa được bán ve chai, số tiền thu được mua quà tặng các cô phục vụ, cho các lớp làm phong trào tốt hay tặng quà cho học sinh khó khăn trong trường…; một phần được CLB “hô biến” thành những sản phẩm mang tính sáng tạo. Thông qua CLB, nhiều sản phẩm đã tham gia vào hoạt động giảng dạy, trở thành công cụ trực quan sinh động minh họa cho tiết học. Đặc biệt, cùng với việc thu gom và tái chế, CLB cũng gầy dựng phong trào nghiên cứu khoa học từ chính… rác thải tái chế, gắn với việc thiết kế sản phẩm. “Điều tốt nhất từ khi CLB được thành lập đến nay đó là ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trong trường đã được cải thiện rõ rệt qua từng năm. Các em đã hình thành được thói quen bảo vệ môi trường, phân loại rác, tái chế rác mà không cần phải hô hào. Việc hình thành cho các em thói quen tốt cũng hỗ trợ cải thiện môi trường học tập của trường, tạo ra môi trường học tập thân thiện, tích cực, mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui”, thầy Trình bày tỏ.

Bài, ảnh: Quang Long