Thứ hai, 27/6/2022, 10h51

Biết dung hòa để điều xấu không có cơ hội xảy ra

Đây là khng đnh ca các chuyên gia trong chương trình tư vn “Tâm lý, sc khe mùa thi và chn nguyn vng thông minh” năm 2022 va din ra ti Trưng THPT Đa Phưc (huyn Bình Chánh, TP.HCM).


Các chuyên gia trao đi vi các em hc sinh ti chương trình

Chương trình do Tạp chí Giáo dc TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Cân bng các mc tiêu

Mở đầu chương trình tư vấn, học sinh trong trường đã được khởi động bằng một câu hỏi khá thú vị do ThS. Đinh Văn Thịnh (chuyên gia tâm lý, kỹ năng) đặt ra: “Trong cuộc sống, chúng ta thấy điều gì quan trọng nhất?”. Nhiều học sinh mạnh dạn xung phong trả lời, đó là: Sức khỏe, gia đình, công việc, kiến thức, tình bạn, tình yêu… ThS. Đinh Văn Thịnh khẳng định, tất cả các câu trả lời đều chính xác. Chính vì đó là những điều quan trọng nên khi bị xung đột như: Cha mẹ cãi nhau; tình yêu đổ vỡ; sức khỏe bị ảnh hưởng… thì ảnh hưởng đến toàn cơ thể của chúng ta. Tình trạng trên tồn tại lâu ngày không được giải quyết gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về mặt thể chất lẫn tinh thần. Đó chính là lý do vì sao xã hội có những vụ án rất thương tâm: Sinh viên từ quê vào TP.HCM rồi tự tử; chồng giết vợ… Khi mục tiêu bị trục trặc, người ta có xu hướng nghĩ đến điều tồi tệ nhất, thậm chí kết liễu cuộc đời.

Đối với học sinh, khi một trong những điều quan trọng gặp khó khăn, không xử lý được sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, kéo theo đó là việc học tập. Trong mùa thi khiến các em phân tâm, không làm bài được, gây ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi. Vậy làm sao để những điều đó không ảnh hưởng đến chúng ta, nhất là độ tuổi học sinh? Đó là chúng ta phải biết dung hòa tất cả để điều xấu không có cơ hội xảy ra. Muốn có sức khỏe tốt, các em phải biết chăm sóc bản thân. Các em phải ăn uống đủ chất với nhiều rau, thịt, cá; đi ngủ đúng giờ; thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Thường xuyên tâm sự, chia sẻ với cha mẹ để được giải quyết khó khăn kịp thời. “Trong thi cử, khi bài vở quá nhiều khiến các em áp lực thì hãy tâm sự với cha mẹ. Không chỉ việc học, các em có thể nói những vấn đề đang xảy ra với mình trong cuộc sống. Cha mẹ sẽ hỗ trợ, giúp mình giải quyết, tránh chịu đựng một mình”, ThS. Đinh Văn Thịnh chia sẻ.

Đặt biệt, theo ThS. Đinh Văn Thịnh, học sinh phải biến cảm xúc lo lắng, sợ hãi thành động lực. Bởi khi các em sợ hãi, lo lắng rất muốn cảm xúc này nhanh chóng qua đi, không tồn tại. Muốn được vậy, các em phải cố gắng loại trừ bằng cách đối mặt và đương đầu. Trong thi cử, môn học các em không thích sẽ làm bài không được như môn mình thích và chăm chỉ học. Dù vậy, các em vẫn phải cố gắng học để nắm vững kiến thức vượt qua kỳ thi, không vì mình không thích mà bỏ sẽ không vượt qua được. Khi vào phòng thi, tâm trạng trở nên hồi hộp, lo lắng, các em hãy tự giúp mình lấy lại bình tĩnh bằng cách uống ngụm nước, đọc lướt đề, giải câu dễ trước, câu khó sau. Đặc biệt, các em phải biết phân chia thời gian hợp lý trong quá trình thi để có được tinh thần làm bài tốt. “Trong cuộc sống, ai cũng có lúc cảm thấy lo lắng, sợ hãi và thất bại. Nhưng tất cả điều đó là điều bình thường. Khi không may các em rơi vào trạng thái đó hãy bình tĩnh, xử lý. Nếu bản thân không làm được hãy tìm sự trợ giúp của cha mẹ hoặc những người mình tin tưởng. Các em không nên suy nghĩ đến những điều tiêu cực. Hãy nhớ rằng, những gì mình có được như hôm nay là phải trải qua một quá trình để xây dựng, không được bỏ dỡ. Đó cũng chính là cách giúp các em lấy lại thăng bằng, vượt qua thử thách”, ThS. Đinh Văn Thịnh khẳng định.

“Xóa” bt nhng th không cn thiết

Sau khi nghe chia sẻ nhiều điều bổ ích, các em học sinh đã mạnh dạn đứng lên nhờ chuyên gia tháo gỡ những khó khăn mà mình đang gặp phải. Điển hình như câu hỏi của một học sinh nam: “Sắp đến kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng em cảm thấy học bài không vô, dường như đầu của em hết chỗ “chứa” kiến thức. Vậy em phải làm sao để vượt qua?”. ThS. Nguyễn Ngọc Thạch (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) cho rằng, đầu của con người cũng như cái USB nên khi bộ nhớ đầy thì sẽ không còn chứa được thứ gì nữa. Đến kỳ thi, học sinh phải học tập nhiều để có kiến thức nên tình trạng này hầu hết các em đều gặp phải chứ không riêng cá nhân nào. Để tránh tình trạng học bài không vô, học sinh nên “xóa” bớt những thứ không cần thiết để chứa thứ quan trọng. Bên cạnh đó, các em cũng cần cho đầu óc của mình được nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng, không học một cách dồn ép, quá sức. Các em không cần nghỉ ngơi quá nhiều, chỉ cần đứng lên vận động đi lại, thư giãn sau 35 phút học tập liên tục. Đặc biệt, các em cần biết sắp xếp thời gian biểu hợp lý; thời gian học bài tốt nhất là buổi sáng. Các em có thể ngủ sớm, khoảng 4-5 giờ sáng thức dạy học bài. Buổi chiều học nhẹ nhàng, ôn lại kiến thức. Việc thức khuya học bài không những không hiệu quả mà còn khiến đầu óc không được tỉnh táo, tinh thần mệt mỏi, không làm tốt việc của ngày hôm sau.


ThS. Đinh Văn Thnh tương tác vi hc sinh

Để các em học sinh hiểu rõ hơn, ThS. Đinh Văn Thịnh cho biết, môn học cũng như con người, có môn thích, môn lại ghét. Những môn mình thích đều cảm thấy học nhẹ nhàng, lúc nào cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho nó. Trong khi những môn mình ghét lại cảm thấy học không vô, khó học. Tuy nhiên, các em phải sống chung với nó. Nếu môn thích mình học nhiều thì môn không thích mình học ít. Mỗi ngày học một chút để có nền tảng kiến thức thi cử. Các em phải tập làm quen với điều mình thích và không thích.

Một điều quan trọng mà học sinh cần lưu ý nữa là việc chuẩn bị cho ngày thi. “Mỗi em cần có cuốn sổ nhỏ để ghi chép lại những điều cần nhớ. Vào ngày thi, các em nên thức sớm, ăn sáng để có sức khỏe làm bài. Việc ăn sáng cung cấp năng lượng cho não bộ, giúp việc làm bài thi tốt hơn”, ThS. Đinh Văn Thịnh lưu ý.

Bài, ảnh: H Trinh