Thứ năm, 6/9/2018, 21h10

Bình minh ngày khai trường trên đất đảo

Thnh An, mùa này bin đng. Mưa ln kéo thành nhng con sóng dp dn, đp vào mn đò chan chát. Trên con đò ra xã đo, mưi my con ngưi k nm ngưi ngi, dưng như đã quá quen vi ăn sóng cưi gió nên bình thn như không trưc nhng đt sóng cn. H xôn xao v tên trưng cp III ln đu tiên đưc đt trên xã đo, v nhng thy cô giáo tr mi t đt lin ra đo... Trong tiếng bin m ào, nhng xôn xao y ta như li ca v mt bình minh xã đo, ta như tiếng reo vui trong mùa tu trưng.

Gi hc ca thy trò lp 10A8 Trưng THCS-THPT Thnh An sau ngày khai ging

Nhng câu chuyn đò

Khi tôi hỏi thăm về Trường THCS - THPT Thạnh An (ngôi trường lần đầu điền tên mình trên bản đồ ngành giáo dục TP.HCM), bà Tám (75 tuổi) liền hỏi “phải con là giáo viên mới hông”? Không đợi tôi trả lời, người đàn bà tóc muối tiêu ấy đã nắn níu lấy bàn tay tôi nói “ráng nghe con, thiếu thốn chút nhưng ráng cho bọn trẻ con chữ”! 

Rồi bà trấn an tôi: Ở đảo bây giờ là sướng lắm rồi, có điện, có nước, có cả nhà mạng để vào điện thoại, cải lương mở cả ngày coi hoài không hết. Chỉ là muốn mua gì bây phải chịu khó đi ghe sang bên kia đảo, vào đất liền. “Hơi xa xôi chút nhưng riết cũng quen thôi con à. Như cô nè, cứ vài bữa mới đi đò vào đất liền mua một chập nào mì tôm, rau củ, thịt thà, mắm muối. Cá biển thì ở đảo không thiếu nhưng hiếm thịt và rau…”, tiếng người đàn bà mới quen cứ lảng vảng trong những con sóng biển, làm tôi hoa cả mắt trong niềm rưng rưng khó tả.

Bà Út (65 tuổi) vừa dứt cơn gật gù, cũng góp câu chuyện cháu trai bà năm nay vào lớp 10 mà nhà ở tít ấp Thiềng Liềng, nơi xa xôi nhất của xã đảo, còn xa hơn cả đảo Thạnh An. Để theo được con chữ, mỗi ngày “cậu nhóc” phải dậy từ 4 giờ 30 để đi bộ ra bến đò để kịp giờ đò chạy lúc 5 giờ 30. Từ đò chạy vào đảo Thạnh An cũng mất thêm 1 giờ nữa. “Khổ, nhà nó nghèo kiệt nghèo cùng. Ba má nó kêu thôi, nghỉ đi rồi ba má lo cho vào đất liền đi làm công nhân ở Q.7 đó, làm cũng có tiền lắm á. Nhưng mà nó hổng chịu, nó nói nó muốn làm kỹ sư gì đó, nó nói nó sẽ xây những cây cầu bắc qua những xã đảo, nối liền với đất liền…”. Câu chuyện bỗng dưng “chùng” giữa chừng tựa như người đang ăn mắc nghẹn. Trong ngày biển động, ngồi trên chuyến đò ra đảo, tôi tự hỏi, ở ngay Sài Gòn này thôi, sao mà con chữ lại gập ghềnh đến vậy.

Em không mun đi cào, đi lưi!

Đây là năm học thứ hai Trương Thị Thanh Ngân (lớp 11A7) được học ở ngôi trường này. Thế nhưng, lại là năm học đầu tiên mà Thanh Ngân được nắn nót viết trên nhãn tập tên Trường THCS - THPT Thạnh An. Trước đó, năm học lớp 10, cũng ngồi trên ngôi trường này nhưng Ngân vẫn mang danh nghĩa là học sinh Trường THPT Cần Thạnh, thầy cô từ Cần Thạnh ra đảo dạy. Còn năm nay, Ngân nói, mình được học toàn thầy cô mới, thầy cô nào cũng trẻ, cũng dễ thương và gần gũi.

Nhà Ngân cũng ở Thiềng Liềng. Chung lớp còn có 2 bạn nữa cùng ấp với Ngân nhưng một bạn được ở nhờ nhà người quen. Còn Ngân và bạn, hàng ngày cứ 5 giờ 30 sáng phải có mặt ở bến để bắt chuyến đò đầu tiên trong ngày qua Thạnh An học chữ. Đò đi 45 phút ngày biển lặng. Vào ngày gió chướng, sóng kình, thời gian ấy có khi lên đến 1 tiếng. Vào ngày mưa, biển động, đến được trường quần xanh áo trắng đã lấm sình, ướt sũng, mang theo cả những mặn mòi vào lớp học.

“Để kịp đò, em thường phải dậy từ 4 giờ sáng. Trước mẹ cũng nấu cơm cho em mang theo. Nhưng nhiều bữa gió thổi bay mất cả… cặp lồng cơm. Giờ mẹ gửi tiền cho người quen ở gần trường nấu, bữa trưa em và bạn về đó ăn rồi nghỉ, chiều đi học tiếp”, Ngân kể.

Ngân là con thứ 5 trong gia đình 6 anh chị em. Sau Ngân còn có em trai đang học tiểu học ở Phân hiệu Mầm non - Tiểu học Thiềng Liềng ngay trên ấp Thiềng Liềng. Các anh chị của Ngân, người vào đất liền làm công nhân giày da, người theo cha mẹ đi cào, đi lưới. Còn Ngân, em nói, em không muốn làm công nhân như anh chị, cũng không muốn theo ba mẹ đi cào, đi lưới. Chỉ muốn được làm cô giáo dạy văn đứng lớp như cô Thúy, thầy Cương.

Cô Dip Thúy (dy văn) và các hc trò ca mình trong gi h ngôi trưng mi

“Ở Thiềng Liềng, nhiều học sinh bỏ học giữa chừng lắm. Phần nhiều chỉ học hết cấp 1. Còn học cao hơn, phải đi đò cực nên không phải ai cũng ham. Đến ngay cả anh chị em, cũng đâu có ai học lên cao đâu…”, Ngân trầm ngâm.

Mưa ở đảo, dường như cũng khác mưa đất liền khi mang theo sóng biển, táp vào giữa lớp học trên lầu 3 sầm sập. Thầy Cương luống cuống dừng bài giảng văn, vội vàng đóng cửa. Trong tiếng mưa, giọng thầy dạy về sử thi hùng hào như vọng về.

Thầy Nguyễn Bảo Ngọc (Hiệu trưởng Trường THCS Thạnh An) cho biết, mỗi năm, tỷ lệ học sinh bỏ học ở trường học dao động từ 3-5%, hoặc thậm chí cao hơn, thường do khó khăn đi lại. Ngay mỗi đầu năm học, BGH và các thầy cô GVCN đã bắt đò ra Thiềng Liềng vận động từng học sinh ra lớp. Còn trong năm học, chỉ cần thấy học sinh nào 2-3 ngày không đến lớp là GVCN phải đến tận nhà, bởi y như rằng là các em đã có ý định nghỉ học.

“Cũng chỉ bởi xa xôi, chứ cơ sở vật chất trong trường mới so với các trường ở đất liền là không thiếu. Thư viện trường có vài chục ngàn đầu sách rồi phòng nghe nhìn, phòng công nghệ, lại có cả hồ bơi; phần thầy cô cũng nhiệt tình, say mê. Mà đường chữ thì gập ghềnh trắc trở nên ước mơ cứ ngắn dần rồi rơi rụng”, thầy Ngọc thở dài.

Neo ch đo

Năm nay là năm học đầu tiên Trường THCS - THPT Thạnh An được thành lập trên xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM), dù cả khối THPT chỉ có 89 học sinh, mỗi khối 1 lớp. 10 giáo viên mới tình nguyện nộp đơn ra bám đảo ở khối THPT.

Trong vai trò là Hiệu trưởng nhà trường, thầy Lương Văn Minh cho biết, thầy dự định rất nhiều, ấp ủ cũng rất nhiều, chỉ mong sao cho học sinh ở đảo các em bớt thiệt thòi với học sinh đất liền, để sau này các em ra đời, hòa nhập dễ dàng hơn với cuộc sống. Bên cạnh 10 giáo viên mới về, thầy Minh mạnh dạn cho cả những giáo viên cấp II nhưng có trình độ ĐH đứng lớp ở những môn mũi nhọn như toán, lý, hóa, văn…

Bản thân thầy Minh cũng ngày hai buổi bắt đò sang Thạnh An. Những hôm công việc nhiều, thầy phải ngủ lại trường cho thuận tiện. Những giáo viên mới về đều được bố trí ở nhà công vụ dành cho giáo viên trên đảo. Dãy nhà công vụ có 7 phòng là chỗ ở của 24 giáo viên từ mầm non cho đến THPT trên đảo. Mái tôn hầm hập, quạt con cóc quay ù ù trên đầu. Mỗi phòng chỉ có 1 bàn để ngồi làm việc, với 2-3 chiếc giường đơn ọp ẹp.

Phòng số 5 là “nơi ở” mới của 4 cô giáo tình nguyện, cô Ánh Ngọc (dạy hóa), cô Thuyết (dạy địa), cô Thúy Vân (dạy quốc phòng) và cô Diệp Thúy (dạy văn). Căn phòng bị dột một nửa, nước mưa cứ ào ào chảy xối xuống nền nhà hoa cương.

“Trước khi ra đảo, ai cũng đã tìm hiểu trước về nơi đây nhưng đến rồi vẫn khiến mình ngỡ ngàng. Đầu tiên là sốc trước những con sóng và say đò đến mật xanh mật vàng”, cô Ngọc kể.

“Hôm trước có 2 cô ra cùng đợt với em không chịu được bỏ về rồi chị”, cô Thuyết nói. “Dạy học trò, ở đâu cũng vậy. Chỉ cần nơi nào có học trò là nơi đó cần người giáo viên. Ở nơi này, tụi em dù còn thiếu thốn hơn nơi khác một chút nhưng sẽ còn là may mắn hơn những thầy cô bám rừng, bám bản. Tuổi còn trẻ, em nghĩ hãy cứ cống hiến hết mình”, tiếng cô Thuyết quả quyết trong sự ồn ào từ sóng biền va vào bờ kè.

Nói dăm ba câu mà ai nấy đều “vã” mồ hôi trong cái hầm hập nóng. Cô Ngọc nói rằng, hai chiếc quạt con cóc trong phòng đều hỏng không quay được. Những chiếc giường “thương binh” quấn băng dính chằng chịt bởi gỉ sét và sắp sập.

Một bên nền nhà vẫn còn nguyên những ba lô quần áo và sách vở của các cô giáo trẻ bám đảo. Không có tủ đựng quần áo, không bàn làm việc, không có giá đựng sách, các cô nói rằng, cứ để sẵn trong ba lô, vừa gọn vừa “chạy mưa cho tiện”.

Trong chuyến đò rời đảo, mưa vẫn không ngớt, càng lúc càng nặng hạt. Tôi gần như phát sốt, nôn nao trước những con sóng. Hình ảnh cái nắm tay rất chặt của thầy hiệu trưởng khi tạm biệt, áo quần thầy Ngọc ướt sũng do nước mưa tạt vào, cái giường thương binh quấn chằng chịt băng dính, những tiếng chào cô suốt dọc đường của học trò vùng đảo… tựa thực tựa mơ. Trong màn mưa, màu mái tôn xanh của ngôi trường vẫn sáng lên lấp lánh như màu ước mơ... Một năm học mới lại bắt đầu, và năm học này với học trò vùng đảo sẽ rất khác.

Yến Hoa