Thứ ba, 26/1/2021, 20h35

Bộ GD-ĐT và Khoa học - Công nghệ: Tăng cường phối hợp trong 5 năm tới

B GD-ĐT và B Khoa hc - Công ngh (KH-CN) va có bui làm vic v chương trình phi hp gia hai bên, trong đó, đưa ra 5 nhóm vn đ cn tăng cưng phi hp gia hai b trong năm 2021 và giai đon 5 năm ti.


Nhóm gi
ng viên Trưng ĐH Công nghip thc phm TP.HCM thc hin nghiên cu khoa hc ti trưng

Cụ thể, 5 nhóm vấn đề này được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đề xuất, gồm: Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình KH-CN cấp quốc gia; tạo cơ chế đầu tư cho nhóm nghiên cứu mạnh; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống tạp chí khoa học trong các trường ĐH; kết hợp triển khai Đề án 2395 về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH-CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước và Đề án 89 về nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Thống nhất với 5 nội dung được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề xuất, phía lãnh đạo Bộ KH-CN cũng mong muốn Bộ GD-ĐT sẽ hỗ trợ Bộ KH-CN trong nhiệm vụ xây dựng chiến lược KH-CN giai đoạn 2021-2030 và xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo.

Khẳng định Bộ GD-ĐT và Bộ KH-CN cùng có chung sứ mạng và là đối tác chiến lược, lãnh đạo hai bộ thống nhất sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới để chương trình phối hợp giữa 2 bộ ngày càng được triển khai thiết thực và hiệu quả.

Tính đến tháng 12-2020, c nưc có 17.028 bài báo đăng tp chí thuc danh mc Scopus, trong đó toàn h thng giáo dc ĐH có 16.346 bài. Năm 2020, các cơ s giáo dc ĐH trc thuc B GD-ĐT có 3.627 bài công b ISI, tăng 50% so vi năm 2019.

Cũng trong khuôn khổ buổi làm việc, đại diện các đơn vị thuộc 2 bộ đã có những trao đổi, đề xuất để hoạt động phối hợp ngày càng hiệu quả. Trong đó, nhấn mạnh đến việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách tạo đột phá trong hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo của các cơ sở giáo dục ĐH; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và triển khai các chương trình nghiên cứu liên ngành của các nhóm nghiên cứu mạnh; rà soát, sắp xếp lại mạng lưới tạp chí khoa học trong nước, đầu tư xây dựng một số tạp chí có chất lượng cao gia nhập hệ thống trích dẫn ISI/Scopus; ưu tiên kinh phí cho năm 2021 để thực hiện các nhiệm vụ KH-CN thuộc Chương trình khoa học giáo dục cấp quốc gia.

Báo cáo về chương trình phối hợp công tác giữa Bộ GD-ĐT, Bộ KH-CN giai đoạn 2017-2025 cho thấy, chương trình phối hợp đã được triển khai tích cực, tạo chuyển biến tốt cho hoạt động KH-CN, góp phần thực hiện các mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và góp phần nâng cao thứ hạng, vị thế của các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam trong khu vực, trên thế giới.

Tính đến tháng 12-2020, cả nước có 17.028 bài báo đăng tạp chí thuộc danh mục Scopus, trong đó toàn hệ thống giáo dục ĐH có 16.346 bài. Năm 2020, các cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD-ĐT có 3.627 bài công bố ISI, tăng 50% so với năm 2019.

Với kết quả thực hiện Chương trình trọng điểm quốc gia về toán, thứ hạng ngành toán học Việt Nam đã tăng từ 53 (năm 2010) lên 32 (năm 2018). Công bố ISI ngành toán đứng đầu ASEAN cả về số lượng và tỷ lệ trích dẫn. Chương trình vật lý cũng đạt được kết quả quan trọng khi đã tăng hạng từ 60 (năm 2014) lên 52 (năm 2017).

Giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có các cơ sở giáo dục ĐH lọt top các trường tốt nhất khu vực và thế giới. Thời báo Giáo dục ĐH (Times Higher Education, THE) công bố Việt Nam có 3 cơ sở giáo dục ĐH được xếp hạng cùng 1.527 cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu thế giới và hàng đầu châu Á. Tổ chức giáo dục QS công bố Việt Nam có 11 cơ sở giáo dục ĐH được xếp hạng cùng 634 cơ sở giáo dục ĐH tốt nhất châu Á…

T.Trân