Thứ năm, 13/5/2021, 16h49

Bộ Y tế và GD-ĐT: Chung tay ngăn thuốc lá điện tử vào trường học

B Y tế va có Công văn 3518/BYT-KCB gi B GD-ĐT v tăng cưng kim tra, ngăn nga s dng thuc lá đin t (TLĐT). Trong đó, không ch đ ngh các cơ s giáo dc (GD) tăng cưng tuyên truyn, ph biến tác hi ca vic s dng TLĐT ti HSSV, B Y tế còn “đt hàng” các cơ s GD phi hp vi chính quyn đa phương thc hin nghiêm các quy đnh cm bán thuc lá và TLĐT ngoài cng trưng.


Tuyên truyn v tác hi ca thuc lá ti Trưng THCS Nguyn Du (Q.1). Ảnh: Đ.Thắm

Hc sinh lp 8 đã hút thuc lá đin t

Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành năm 2020, tỷ lệ hiện đang sử dụng TLĐT ở HS từ lớp 8 đến lớp 12 là 8,35%, trong đó ở HS lớp 10 đến lớp 12 là 12,6%. Từ những con số này, Bộ Y tế khẳng định, TLĐT đang xâm nhập vào trường học, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của HSSV; đồng thời gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài về sức khỏe, kinh tế, xã hội.

Chia sẻ về thực trạng sử dụng TLĐT trong trường học, hiệu trưởng một trường THPT tại Q.10, TP.HCM cho biết, nhà trường thường xuyên nhận được thông báo từ HS, phụ huynh HS về việc một số HS sử dụng shisha... Mới đây, một phụ huynh vào trường khóc lóc vì vô tình đọc tin nhắn của con và phát hiện con mình cùng một số HS trong lớp nói dối là đi sinh nhật bạn để tụ tập hút shisha.

Theo vị hiệu trưởng này, các em HS THPT đang trong giai đoạn chứng tỏ bản thân, cái tôi rất lớn. Các em luôn nghĩ bản thân đã lớn nhưng thực tế các em chưa nhận thức được ranh giới giữa trưởng thành và việc sa đà vào các hành vi xấu. Việc sử dụng TLĐT hay shisha cũng vậy. Thậm chí, nhiều em khi sử dụng còn không biết rằng đó là hành vi không nên, là ảnh hưởng đến sức khỏe, mà sử dụng chỉ vì cảm thấy “ngầu”, thấy mình “ra dáng người lớn”, muốn chứng tỏ với bạn bè. Chính điều này khiến các em dễ dàng bị lôi kéo, rủ rê, lợi dụng…

Một lãnh đạo phòng GD-ĐT tại TP.HCM thừa nhận, tình trạng HS sử dụng TLĐT là vấn đề hết sức mới và “đang lây lan”. Điều nguy hiểm ở đây là khi các em sử dụng không trong phạm vi nhà trường nên rất khó quản lý. Đặc biệt, các loại TLĐT, thuốc lá mới dù bị cấm song rất dễ mua vì nó bày bán tràn lan ở nhiều cửa hàng, nhất là trên mạng xã hội…

Ông Trịnh Duy Trọng - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TP.HCM - cho hay, hiện nay các cơ sở GD dù đã có sự chủ động và đa dạng trong hình thức tuyên truyền đến HS về tác hại của các loại TLĐT. Tuy nhiên, do đây là các loại thuốc lá mới nên kiến thức, hiểu biết từ phía các đơn vị trường học còn chưa rõ, việc tuyên truyền chưa sâu. Nhất là, một bộ phận HS còn ngộ nhận việc sử dụng thuốc lá mới là thể hiện cá tính của bản thân.

“Thực tế hiện nay do sự phát triển của mạng xã hội, việc tiếp cận, mua, bán các loại thuốc lá này rất dễ dàng, các hình thức quảng cáo lại theo kiểu không có hại, giá thành cũng không quá cao. Chính từ tâm lý, nhận thức của học trò và điều kiện tiếp cận dễ dàng là rào cản, gây khó khăn trong việc hạn chế, đẩy lùi thực trạng này trong giới HS”, ông Trọng tâm tư.

Đng đ t vì… thuc lá đin t

Trong công văn gửi Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế nêu rõ, các sản phẩm thuốc lá mới rất có hại cho sức khỏe của cả người hút và những người xung quanh, là nguyên nhân của nhiều trường hợp ngộ độc nicotine, gây các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa. Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cho thấy, tính đến ngày 18-2-2020, đã có 2.807 trường hợp tổn thương phổi cấp do TLĐT phải nhập viện tại 50 tiểu bang, 68 ca tử vong đã được xác nhận tại 29 tiểu bang. Sử dụng TLĐT còn gây chấn thương do cháy nổ thiết bị để hút. Đặc biệt, sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và lối sống của giới trẻ, với những hậu quả ngắn hạn và hậu quả lâu dài như: rối loạn nhận thức và cảm xúc, giảm khả năng học tập và rối loạn tâm thần. Những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh khiến người dùng ở nhóm tuổi này dễ bị nghiện nicotine hơn.

Để ngăn ngừa tình trạng sử dụng các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả các sản phẩm thuốc lá mới trong HSSV, giảm thiểu các tổn thất về sức khỏe, kinh tế, xã hội do việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra trong cộng đồng, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD-ĐT cùng phối hợp thực hiện các hoạt động. Cụ thể, tiếp tục phổ biến về tác hại của thuốc lá điếu và các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; phổ biến rộng rãi về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới cho HSSV, học viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị, cơ sở GD; Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xây dựng môi trường không khói thuốc tại các cơ sở GD.

Đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo các sở GD-ĐT tăng cường tuyên truyền, phổ biến tác hại của việc sử dụng thuốc lá mới tới HSSV các cấp; Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, sử dụng TLĐT, thuốc lá làm nóng, shisha tại các cơ sở GD; Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm quy định cấm bán thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá mới phía ngoài cổng cơ quan, đơn vị, trường học theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp cung cấp các tài liệu, thông tin liên quan đến tác hại của việc sử dụng thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng, phục vụ các hoạt động tuyên truyền tại các cơ sở GD.

Với mục đích phòng chống tác hại của thuốc lá, TLĐT trong trường học, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sẽ quyết liệt đẩy mạnh việc tuyên truyền bằng nhiều phương thức để ngăn ngừa thực trạng này. Mới đây, sở đã tổ chức rà soát, sơ kết công tác phòng chống thuốc lá trong nhà trường để nắm rõ số liệu, thực trạng, từ đó có những giải pháp hữu hiệu.

“Theo báo cáo, các phòng GD-ĐT quận, huyện đã có rất nhiều biện pháp tuyên truyền để HS không sử dụng các loại thuốc lá. Trong thời gian tới, sở sẽ triển khai thêm các văn bản, ngăn ngừa HS sử dụng các thuốc lá mới. Tuy nhiên, để hiệu quả thì các cơ sở phải thực hiện công tác tuyên truyền một cách đa dạng, linh hoạt bằng nhiều hình thức. Đặc biệt là ngoài sự vào cuộc quyết liệt của ngành, của các trường học thì cần có thêm các hành lang pháp lý về việc cấm buôn bán, sử dụng các loại thuốc lá mới. Đặc biệt, cần sự chung tay của gia đình, phụ huynh đối với vấn đề này”, ông Trọng nhấn mạnh.

Đ Thm