Thứ bảy, 28/12/2019, 21h45

Bữa ăn bán trú ngăn học sinh bỏ học

c sang năm th 2 t chc ba ăn bán trú cho hc sinh min núi, hc sinh hai trưng Tiu hc Hòa Bc và Tiu hc Hòa Phú (huyn Hòa Vang, TP.Đà Nng) đã đến trưng n đnh hơn, các em không còn phi đi ba m đến đón sau gi hc đ kp v nhà ăn cơm trưa vi quãng đưng xa...

Ba ăn bán trú đã giúp các em hc sinh min núi vưt qua nhng khó khăn trên hành trình tiếp cn tri thc. Trong nh: Hc sinh Trưng Tiu hc Hòa Bc ăn trưa ti trưng

Giờ cơm trưa của học sinh Trường Tiểu học Hòa Bắc được bắt đầu sau tiết học cuối tầm 5 phút. Sau khi xếp gọn gàng sách vở, các em học sinh lần lượt xếp hàng rửa tay sạch sẽ và vào bàn ăn ngồi ngay ngắn. Thầy Nguyễn Thọ (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết, từ năm học 2016-2017, sau khi được một tổ chức hỗ trợ kinh phí xây dựng bếp ăn tại điểm trường chính để phục vụ bán trú, nhà trường bắt đầu tổ chức thí điểm bán trú tại 3 điểm trường còn lại, gồm: Phò Nam, Nam Yên và Nam Mỹ.

Nằm ở địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn, đời sống kinh tế của phụ huynh thấp nên việc đưa ra mức thu bán trú cho học sinh cũng được nhà trường cân nhắc. Với 15 ngàn đồng/bữa ăn trưa và không tổ chức bữa xế, bộ phận cấp dưỡng và quản lý bán trú của nhà trường khá chật vật trong việc tính toán cân đối để đảm bảo chất lượng bữa ăn của học sinh đủ thành phần dinh dưỡng. Theo thầy Thọ, trước thực tế này, nhà trường đã đề xuất lãnh đạo ngành cần có sự hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách để góp phần cải thiện tình trạng thể lực cho học sinh vùng khó. Bởi hiện có nhiều học sinh dù đã học lớp 4, 5 nhưng cân nặng và chiều cao chỉ bằng học sinh lớp 2, 3 ở trung tâm thành phố.

Niềm vui đến với các em học sinh miền núi khi giữa năm học 2018-2019, HĐND TP.Đà Nẵng có Nghị quyết số 202/2018/NQ-HĐND quy định chế độ chính sách đối với giáo viên và học sinh tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố; trong đó hỗ trợ kinh phí bán trú cho học sinh 2 xã Hòa Bắc và Hòa Phú. Cụ thể, bậc tiểu học hỗ trợ 560.000 đồng/tháng đối với học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện hộ nghèo; hỗ trợ 400.000 đồng/tháng đối với học sinh thuộc hộ cận nghèo, gia đình chính sách; hỗ trợ 300.000 đồng/tháng với đối tượng học sinh còn lại. Thầy Thọ phấn khởi cho biết: “Với mức hỗ trợ này, bữa ăn bán trú của các em học sinh được cải thiện đáng kể. Các em học sinh dân tộc thiểu số, con em hộ nghèo không phải đóng thêm tiền ăn mà mỗi tháng còn được nhận 70 ngàn đồng. Đối với các em học sinh còn lại thì phụ huynh phải đóng thêm một số tiền nhỏ. Nhờ đó, tỷ lệ bán trú của nhà trường tăng lên, học sinh đến trường đều đặn, nhà trường dễ quản lý hơn khi có học sinh nghỉ học vì nhiều lý do khác nhau”.

“Khi đưc ăn bán trú, hc sinh đến trưng đu đn hơn, các em cũng hào hng hc tp hơn vì không phi tri qua nhng bui trưa tt bt v nhà, chưa kp ăn li phi vi vàng đến trưng đ hc bui chiu”, thy Trn Minh Nghĩa (Hiu trưng Trưng Tiu hc Hòa Phú) nói.

Trường Tiểu học Hòa Phú bắt đầu tổ chức bữa ăn bán trú trong năm học 2017-2018. Toàn trường có 364 học sinh, trong đó có 58 em là người dân tộc thiểu số. Ngoài điểm trường chính, Trường Tiểu học Hòa Phú có 2 điểm lẻ đóng ở thôn Phú Túc và Hội Phước. Theo thầy Trần Minh Nghĩa (Hiệu trưởng nhà trường), việc hỗ trợ kịp thời của thành phố về bữa ăn bán trú cho học sinh đã góp phần làm giảm gánh nặng cho phụ huynh, nhất là với bà con đồng bào miền núi cuộc sống còn nhiều khó khăn. “Khi được ăn bán trú, học sinh đến trường đều đặn hơn, các em cũng hào hứng học tập hơn vì không phải trải qua những buổi trưa tất bật về nhà, chưa kịp ăn lại phải vội vàng đến trường để học buổi chiều”, thầy Nghĩa nói.

Chủ trương hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh miền núi trong 2 năm qua đã mang lại những hiệu quả đáng ghi nhận, giúp thầy  trò ở hai trường Tiểu học Hòa Bắc và Tiểu học Hòa Phú vượt qua những khó khăn trên hành trình tiếp cận tri thức. Tuy nhiên, việc có nhiều điểm trường lẻ khiến Trường Tiểu học Hòa Bắc gặp khó khăn trong triển khai bữa ăn bán trú. Thầy Nguyễn Thọ chia sẻ, ngoài điểm trường chính, nhà trường còn các điểm lẻ khác mà chỉ có 2 bếp ăn. Các điểm còn lại cấp dưỡng phải vận chuyển thức ăn từng bữa đến cho học sinh bằng xe gắn máy. Do giao thông đi lại khó khăn, có nơi cách nhau đến 6 cây số nên dù thức ăn đã được đóng kín trong thùng inox để giữ ấm và đảm bảo vệ sinh nhưng vào mùa đông mưa lạnh, thức ăn đến nơi đã không còn nóng như nấu tại chỗ. Mặt khác, nhiều lúc trên đường đi, cấp dưỡng gặp sự cố ngã xe do đường trơn trượt khiến canh bị đổ làm ảnh hưởng đến bữa ăn của học sinh. “Bữa ăn bán trú đã tiếp sức cho học sinh nghèo miền núi, giúp ngăn chặn tình trạng bỏ học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm hỗ trợ thêm để cấp dưỡng đỡ vất vả và bữa ăn của học sinh được đảm bảo”, thầy Thọ bày tỏ.

Bài, ảnh: Hàn Giang