Thứ năm, 28/7/2022, 15h35

Cách lựa chọn sách tham khảo cho năm học mới

1. Sách giáo khoa là tài liệu bắt buộc. Năm học 2022-2023 có thêm các khối lớp 3, 7 và 10 thực hiện sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, SGK được Bộ GD-ĐT phê duyệt và UBND các tỉnh lựa chọn sử dụng trên địa bàn (đối với SGK Chương trình giáo dục phổ thông 2018) là tài liệu học tập bắt buộc đối với học sinh. Chính vì thế, nhà trường, giáo viên phải tạo được kênh tuyên truyền, hướng dẫn để phụ huynh bảo đảm mua đủ SGK cho học sinh học tập và mua ở những nhà sách được cấp phép cung ứng. Có như vậy mới tránh tình trạng phụ huynh, học sinh mua phải sách in lậu, sách giả như các năm trước.


Ph huynh mua sách tham kho cho con (nh minh ha). Ảnh: M.Tâm

Hiện nay có nhiều tranh luận, ý kiến về việc cung ứng SGK trên các diễn đàn mạng xã hội. Khách quan, mua sắm SGK là việc của mỗi gia đình. Cách tốt nhất mà nhiều gia đình đã làm là ba mẹ cùng con đi mua sách để tạo thêm niềm vui, niềm tin, tự chủ cho con. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên cũng có thể hỗ trợ, giúp đỡ học sinh, phụ huynh trong việc mua SGK bằng cách tư vấn cụ thể. Việc nhà trường, giáo viên giúp đỡ mua sách cần phải tùy vùng miền, điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng học sinh, phụ huynh. Nếu nhà trường, giáo viên mua giúp SGK cho học sinh phải bảo đảm đây là yêu cầu, nguyện vọng của phụ huynh và trong điều kiện có thể đáp ứng được. Tuyệt đối không được ép, khuyến khích, lôi kéo phụ huynh để nhà trường cung ứng sách; không bắt ép giáo viên phải mua giúp SGK cho học sinh khi họ không tự nguyện tham gia việc này.

Ở vùng sâu, vùng xa, việc đi lại khó khăn nên nếu phụ huynh có nguyện vọng nhờ nhà trường, giáo viên mua SGK giúp học sinh là việc làm cần thiết. Theo đó, việc làm này cần xuất phát từ cái tâm, với tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu” và bỏ qua tất cả ý nghĩ về “hoa hồng”, lợi nhuận. Thời gian qua, rất nhiều giáo viên, nhà trường không những cung ứng SGK mà còn bọc, dán nhãn đầy đủ cho học sinh nhưng không lấy tiền công. Việc làm này đã tạo hình ảnh đẹp trong học sinh, phụ huynh và kéo dài “tuổi thọ” cuốn sách. Cuối năm học, giáo viên lại khuyến khích học sinh tặng SGK cho thư viện trường để các em lớp sau mượn học tập.

Nhằm giúp đỡ những học sinh khó khăn, nhiều trường học đã xây dựng và phát huy tủ sách dùng chung để các em sử dụng. Nhiều đơn vị đã bố trí nguồn kinh phí hợp lý để tăng cường số lượng sách. Bên cạnh đó, nhiều trường tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân quyên góp, ủng hộ SGK mới, cũ cho thư viện. Dựa trên số lượng sách dùng chung, cuối năm học nhà trường cân đối, thông báo cho học sinh, phụ huynh biết để cân nhắc việc mua sách mới hay dùng sách nhà trường cho mượn. Tủ sách dùng chung này còn là nguồn hỗ trợ kịp thời cho học sinh vì lý do nào đó mà khi lên lớp không có sách để học.

Ph huynh không nên mua nhiu sách tham kho gây lãng phí và quá ti đi vi hc sinh; cn chn lc, mua sách tham kho da trên năng lc, ý thích ca các em đ có nhng quyn sách tht s phù hp, mang li hiu qu giáo dc cao.

2. Học sinh tự chọn sách tham khảo. Lâu nay, sách tham khảo chỉ là tài liệu để học sinh tham khảo thêm, không bắt buộc phải có để dùng trong quá trình học tập. Ở bậc phổ thông, sách tham khảo không nằm trong danh mục sách được Bộ GD-ĐT phê duyệt. Trên thị trường hiện có nhiều sách tham khảo, sách bổ trợ cho một môn học. Điểm qua môn Tiếng Việt lớp 2 có trên 15 đầu sách gọi là “ăn theo” SGK Tiếng Việt 2. Một số sách tham khảo được phụ huynh lựa chọn đáp ứng năng lực, sở thích học sinh, góp phần tích cực trong học tập, cuộc sống.

Chuẩn bị bước vào năm học mới, trên thị trường xuất hiện rất nhiều sách tham khảo có tiêu đề dưới dạng sách bài tập, sách bổ trợ ôn luyện, nâng cao, học tốt, hình thành phát triển năng lực... Câu hỏi là học sinh cần sách tham khảo, sách bổ trợ không? Bổ trợ môn học nào? Nâng cao, rèn luyện kỹ năng ra sao? Nên mua sách từ nhà xuất bản nào?... Trả lời cho các câu hỏi trên là căn cứ vào quyền và nhu cầu của phụ huynh, học sinh. Vậy, vai trò của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về lĩnh vực này như thế nào? Năm 2014, Bộ GD-ĐT đã có Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT về quy định quản lý xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Ngày 10-6-2022, Bộ GD-ĐT lại có Chỉ thị số 643/CT-BGDĐT về sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu thực hiện nghiêm quy định: “Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào”. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục không được vận động học sinh, phụ huynh, học viên mua xuất bản phẩm ngoài danh mục SGK đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt dưới bất kỳ hình thức nào. Đồng thời, không thực hiện lập danh mục, đóng gói thành bộ SGK kèm sách bài tập, sách tham khảo và các tài liệu khác ngoài danh mục SGK đã được phê duyệt, lựa chọn để học sinh, phụ huynh mua sử dụng. Như vậy, SGK là tài liệu bắt buộc mà học sinh cần có, còn sách tham khảo là những tài liệu bổ trợ, không bắt buộc nên phụ huynh cần chú ý cân nhắc, đánh giá nhu cầu khi mua cho con học.

Trên thị trường có nhiều loại sách tham khảo, sách bổ trợ, nâng cao kèm theo đó là quảng cáo hấp dẫn làm nhiễu loạn phụ huynh, học sinh. Nhà trường, giáo viên cần tuyên truyền cho phụ huynh biết, hiểu và cân nhắc trước khi mua. Phụ huynh không nên mua nhiều sách tham khảo gây lãng phí và quá tải đối với học sinh; cần chọn lọc, mua sách tham khảo dựa trên năng lực, ý thích của các em để có những quyển sách thật sự phù hợp, mang lại hiệu quả giáo dục cao.

Lê Hu Tân
(Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh)