Thứ ba, 7/7/2020, 19h43

Cam kết việc làm để hút người học

Nếu như trưc đây, cam kết có vic làm sau tt nghip ch đưc các trưng ngh “nói suông”, thì nay nhà trưng đã ký hp đng trc tiếp vi ngưi hc. Hp đng này là mt trong nhng căn c đ ngưi hc la chn ngành ngh, chn trưng - đó là khng đnh ca đi din nhiu trưng TC-CĐ ngh.

Sinh viên Trưng CĐ K thut Cao Thng tham gia Ngày hi vic làm k thut Cao Thng mi đây

Cam kết 100% sinh viên có vic làm

Mới đây, Trường CĐ Quốc tế TP.HCM đã tổ chức lễ ký hợp đồng cam kết 100% sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp giữa nhà trường với sinh viên. Theo đó, có 5 khoa của trường ký hợp đồng cam kết với sinh viên là: Kinh tế - Du lịch; Ngoại ngữ; Y - Dược; Kỹ thuật công trình; Công nghệ thông tin. Theo ThS. Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng nhà trường), trách nhiệm của trường là cập nhật chương trình đào tạo theo thực tế doanh nghiệp (DN) và có mối quan hệ bền chặt với DN. Đảm bảo trình độ giảng viên và chuyên gia đúng chuyên ngành… Về phía sinh viên phải hoàn thành chương trình đào tạo đã được ban hành và được công nhận tốt nghiệp theo quy định.

Tại hội nghị tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm 2020 được tổ chức tại TP.HCM mới đây, TS. Phạm Hữu Lộc (Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM) cho rằng cam kết việc làm cho sinh viên là một trong những giải pháp để thu hút người học. Theo đó, cam kết này phải bắt đầu từ kết nối DN, tạo môi trường thuận lợi cho người học thực tập, thực hành, sau đó là tuyển dụng. TS. Lộc cho biết, khảo sát gần đây nhất của trường cho thấy tỷ lệ sinh viên có việc làm phù hợp sau 12 tháng tốt nghiệp đạt trên 90%. Nhận thấy việc giải quyết việc làm cho sinh viên là quan trọng, trường đã chủ động liên kết, mời DN tham gia hợp tác xây dựng chương trình, trực tiếp đào tạo. Đến nay trường đã liên kết, làm việc với gần 700 DN lớn, nhỏ thuộc các khu chế xuất - khu công nghiệp của TP.HCM và các tỉnh/thành lân cận để tạo cơ hội cho sinh viên thực tập, tuyển dụng trực tiếp và gián tiếp.

Trong khi đó, TS. Lê Đình Kha (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng) đánh giá, so với nhiều năm trước, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm sau 6 tháng thấp hơn nhiều so với hiện nay (gần 100%). Có được kết quả này là nhờ chất lượng đào tạo đã được nâng lên rõ rệt. Cụ thể, chương trình đào tạo được sự tham gia xây dựng của DN, bám sát thực tế và yêu cầu của DN. Hơn nữa, sinh viên được thực hành, thực tế với trang thiết bị đào tạo hiện đại, kỹ năng nghề tốt được DN chấp nhận. Được biết, hiện hàng năm Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng có nhiều hoạt động kết nối DN và giải quyết việc làm, trong đó có thể kể đến Ngày hội việc làm kỹ thuật Cao Thắng thu hút hàng trăm DN tham gia tuyển dụng sinh viên. “Nhờ thực hiện tốt cam kết việc làm mà tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp là 80% và sau tốt nghiệp 6 tháng là gần 100%”, TS. Kha thông tin.

Cơ chế nào cho doanh nghip tham gia đào to?

Hiệu trưởng một trường CĐ chia sẻ: Hiện nay có một số trường chỉ “nói suông” đảm bảo có việc làm cho người học, nhưng thực tế người học phải tự bơi sau khi ra trường. Trong số đó, không ít người có việc làm nhưng không đúng với ngành nghề đã học. Phụ huynh và cả người học luôn đặt niềm tin vào nhà trường trong giải quyết việc làm, vì vậy bên cạnh đào tạo tốt về chuyên môn, kỹ năng thì nhà trường phải tạo cầu nối giữa người học với DN. “Thực tế không ít trường thực hiện tốt cam kết việc làm nhưng chỉ chú trọng về số lượng, còn chất lượng thì bỏ ngỏ. Nhà trường chưa có sự đầu tư, lựa chọn DN uy tín, điều này gây không ít khó khăn cho người học trong việc gắn bó lâu dài. Một số DN có thể nhận lời tham gia cùng nhà trường vì cả nể… ai đó, song chỉ 1-2 năm là buông vì chưa có một điều khoản ràng buộc nào”, vị hiệu trưởng này thẳng thắn nói.

Cùng quan điểm, bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật - Công nghệ Hùng Vương) nhìn nhận, việc tìm DN để hợp tác xây dựng chương trình, tham gia đào tạo, tuyển dụng là không quá khó, cái khó là DN có gắn bó lâu dài với trường hay không. Về phía DN, ông Ngô Văn Hồng (Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Điện Miền Đông) nói, DN sẵn sàng hợp tác với nhà trường trong đào tạo và tuyển dụng với điều kiện “bánh ít đi, bánh quy lại”. Bởi hiện tại một cán bộ của DN được cử đào tạo nghề phải mất ít nhất từ 6 tháng đến 18 tháng, thời gian này ai trả lương cho người đứng lớp ấy? Việc tham gia đào tạo để tuyển dụng đội ngũ lao động có tay nghề, hạn chế đào tạo lại thì DN nào cũng muốn tham gia. Cũng không thể trách DN không tham gia vì yếu tố “qua lại” chưa rõ ràng, cũng như chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước. “Nhà nước cần có chính sách, cơ chế đãi ngộ về thuế, cho thuê nhà xưởng với giá hợp lý đối với các DN tích cực tham gia đào tạo với trường nghề”, ông Hồng đề xuất.

Ở góc nhìn khác, bà Ngô Trần Quỳnh Hương (Phó Giám đốc phụ trách nhân sự Công ty TNHH Nam Thiên) cho rằng việc đòi hỏi chứng chỉ này, nghiệp vụ kia ở cán bộ đào tạo của DN là không khả thi, bởi hiện nay người có bằng cấp chuẩn này chuẩn kia thì họ không mặn mà tham gia đào tạo với các trường. Nếu phải trả mức thù lao tương xứng, liệu phía nhà trường có kham nổi? “Nếu cứ cứng nhắc quy định phải có bằng cấp, chứng chỉ như hiện nay thì rất khó để tìm kiếm đối tác trong hợp tác đào tạo”, bà Hương chỉ rõ.

Bài, ảnh: Trng Tri