Thứ ba, 14/4/2020, 18h08

Cần lưu ý đề án tuyển sinh của các trường

Thông tin rõ v đ án tuyn sinh năm 2020 ca nhiu trưng ĐH trưc đi dch Covid-19 cùng các lưu ý khi chn ngành ngh đ không… tht nghip là nhng chia s đưc chuyên gia đưa ra trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh - Sáng tương lai” năm 2020 vi ch đ “Nhng đim mi trong tuyn sinh ĐH, CĐ năm 2020 và nhng lưu ý khi chn ngành ngh trưc bi cnh nh hưng dch Covid-19”.

Hc sinh lp 12 ti TP.HCM tìm hiu thông tin ngành ngh trong chương trình tư vn tuyn sinh do Báo Giáo dc TP.HCM t chc gn đây

Chương trình do Báo Giáo dc TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức mới đây, với sự đồng hành của Trường ĐH Văn Hiến và Trường ĐH Việt Đức.

Dch bnh din ra, đ án tuyn sinh ca các trưng có thay đi?

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, TS. Trần Thanh Thưởng (Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) khẳng định, đề án tuyển sinh và các phương thức xét tuyển của trường sẽ không thay đổi. Cụ thể, năm 2020, trường tuyển sinh ở 41 ngành đào tạo, trong đó có 2 ngành mới là hệ thống nhúng và IoT và chương trình chất lượng cao ngành thiết kế thời trang; tuy nhiên, trường cũng có 2 ngành dừng tuyển sinh là công nghệ vật liệu dệt may và quản trị nhà hàng ẩm thực. Tất cả các ngành đều được tuyển sinh qua 4 phương thức: Điểm thi THPT quốc gia (dành cho hệ đại trà và chất lượng cao); điểm trung bình học bạ 5 học kỳ (trừ học kỳ II lớp 12) của từng môn theo tổ hợp (mỗi môn phải đạt từ 7 điểm trở lên) dành cho hệ chất lượng cao; xét tuyển kết hợp giữa kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 và tổ chức thi riêng với 4 ngành: Thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, kiến trúc và kiến trúc nội thất; xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng. Các phương thức đều có tính xét tuyển độc lập, thí sinh được quyền đăng ký nhiều phương thức nhưng khi xét tuyển, chỉ trúng tuyển theo một phương thức. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chỉ đào tạo duy nhất ngành sư phạm tiếng Anh, còn lại là đào tạo các khối ngành kỹ thuật, khoa học. Riêng đối với ngành robot và trí tuệ nhân tạo, trường chỉ tuyển sinh 20 chỉ tiêu. Ngành này học hoàn toàn bằng tiếng Anh, được miễn 100% học phí. Do chỉ tiêu ít, điều kiện để theo học ngành này là thí sinh có tổng điểm 3 môn thi THPT quốc gia trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 23 trở lên, ưu tiên thí sinh trường chuyên, có điểm IELTS quốc tế.

Tương tự, đại diện Trường ĐH Việt Đức cũng cho biết sẽ giữ nguyên đề án tuyển sinh năm 2020 trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. TS. Vũ Quốc Huy (Phó Trưởng phòng Đào tạo nhà trường) thông tin, năm 2020, trường tuyển sinh 7 ngành theo 4 phương thức: Bài kiểm tra TestAS (80% chỉ tiêu mỗi ngành); điểm thi THPT quốc gia theo tổ hợp 3 môn (A00, A01, D01, D03, D05, V00, V02); xét tuyển thẳng; xét tuyển dựa trên chứng chỉ/bằng tốt nghiệp THPT quốc tế. Chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Năm đầu tiên trường sẽ đào tạo tăng cường tiếng Anh, nếu sinh viên chưa đạt IELTS 6.0 trong năm thứ nhất thì được tập trung đào tạo. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị thêm tiếng Đức trong quá trình học. Với tổ hợp vẽ, thí sinh có thể sử dụng kết quả vẽ mỹ thuật của các trường khác. Hiện trường đang mở trang đăng ký trực tuyến cho kỳ thi riêng. Trong khi đó, để phù hợp với tình hình thực tế, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM dự kiến bổ sung thêm 2 phương thức xét tuyển vào đề án tuyển sinh năm 2020 của trường là xét tuyển thẳng và xét học bạ, nâng tổng số phương thức xét tuyển lên 4, bên cạnh 2 phương thức xét tuyển truyền thống là dựa vào điểm thi THPT quốc gia và kết hợp kết quả các môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia với kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức. Riêng hình thức xét tuyển thẳng dự kiến sẽ áp dụng với thí sinh thuộc top 100 trường chuyên và trường có điểm cao. ThS. Trần Minh Tuấn (Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo nhà trường) lưu ý, với các ngành xét tuyển theo tổ hợp có môn năng khiếu, trường chỉ sử dụng kết quả thi năng khiếu do trường tổ chức, không sử dụng kết quả thi năng khiếu của trường khác. Vì vậy, thí sinh cần chú ý thời gian thi năng khiếu của trường và nắm rõ các tổ hợp xét tuyển vào trường. Ngoài ra, ThS. Tuấn nhấn mạnh rằng, khi quan tâm đến trường nào, thí sinh cần liên tục cập nhật đề án tuyển sinh của trường đó trước diễn biến của dịch như hiện nay.

Hc như thế nào đ không tht nghip?

Trước băn khoăn của nhiều học sinh lớp 12 rằng “học như thế nào để không thất nghiệp, không làm trái ngành nghề”, ông Trần Mạnh Thái (Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Văn Hiến) phân tích, trước hết người học cần phải đánh giá về tình trạng thất nghiệp, ngay cả khái niệm làm trái ngành nghề cũng cần phải được nhìn nhận lại. Bởi hiện nay, học một ngành chỉ là sở trường, người học cần có thêm kiến thức, kỹ năng từ các ngành nghề khác để bổ trợ thêm cho công việc, để học một ngành có thể làm được nhiều nghề. “Trong quá trình học tập, người học nên cố gắng hun đúc, luôn đặt ra câu hỏi rằng “đối tượng mình phục vụ sau này cần nhu cầu gì để đưa ra giải pháp”. Nếu luôn làm được như vậy thì ngay từ khi còn là sinh viên, có thể doanh nghiệp đã trải thảm đỏ mời các em về làm việc”, ông Thái khuyên. Cùng nhận định, ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nguồn nhân lực) nêu rõ, có giá trị nghề nghiệp là dễ có việc làm. Theo ông Tuấn, ở mỗi bậc học sẽ có giá trị nghề nghiệp khác nhau, do đó, dù ở bậc học nào, ngành nghề nào người học cũng cần xây dựng cho mình một giá trị hành nghề cao với kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm.

Để học sinh lớp 12 không bị động trước mùa tuyển sinh năm 2020, lời khuyên được ông Tuấn đưa ra là các em cần nhìn nhận kỹ, tận dụng chính việc nghỉ ở nhà để xây dựng, phát huy năng lực, khả năng của mình qua hình thức học tập trực tuyến. “Đây cũng là khoảng thời gian mỗi học sinh nên suy nghĩ nhiều hơn về việc lựa chọn ngành nghề sao cho phù hợp nhất với bản thân. Các em hãy luôn nghĩ rằng, nguồn nhân lực dù như thế nào cũng không dành chỗ cho những người lười biếng, không có nỗ lực. Lựa chọn ngành nghề không theo xu thế mà cần phải gắn với nhu cầu của xã hội, phù hợp với sở thích, sở trường, năng lực và môi trường, điều kiện học tập”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Q.Long