Thứ ba, 27/10/2020, 20h53

Cân nhắc khi đăng ký học ngành mới

Theo Thông tư 24/2017/TT-BGDĐT B GD-ĐT ban hành năm 2017 v danh mc giáo dc, đào to cp IV trình đ ĐH, có tng s 367 ngành ngh đào to trình đ ĐH. Trên thc tế, căn c vào nhu cu cũng như tính đa dng ca các ngành ngh hin nay, nhiu trưng ĐH đã mnh dn “đi trưc mt bưc”, tuyn sinh thêm nhng ngành nm ngoài danh mc đã công b.


Theo mt s chuyên gia giáo dc, hc sinh cn cân nhc khi chn hc ngành mi nm ngoài danh mc đào to. Trong nh: Đi din mt trưng ĐH đang trao đi vi hc sinh lp 12 v ngành ngh đào to trong mt chương trình tư vn hưng nghip - tuyn sinh

Những ngành mới được chính trường ĐH đặt mã ngành riêng và thường là các ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo điều kiện cho người học tiếp cận các ngành nghề “hot”, bắt kịp xu hướng công việc trên thế giới. Song, khi đăng ký học những ngành này, để không mạo hiểm, người học cần phải tham khảo tìm hiểu thật kỹ, không vì lời “hoa mỹ” mà chọn ngành thiếu hiểu biết.

Ngành mi thưng rt “hot”

Mùa tuyển sinh năm 2021, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM dự kiến mở thêm 2 ngành đào tạo mới: Robot và trí tuệ nhân tạo; khoa học dữ liệu - nâng tổng số ngành đào tạo của trường lên 51 ngành. Đại diện nhà trường, ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương (Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh - Truyền thông) cho biết sở dĩ trường mở thêm 2 ngành đào tạo trên là do đã khảo sát nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực hiện tại và dài hơi trong khoảng 5-10 năm nữa. “Nguồn giảng viên của 2 ngành được xây dựng từ nguồn lực đội ngũ của trường cộng với tuyển bổ sung mới những giảng viên được đào tạo ở nước ngoài”, ThS. Phương nói. Với 2 ngành này, ThS. Phương cho hay, trường nỗ lực mang tính đột phá nên dành rất nhiều thời gian để xây dựng chương trình chuẩn mực. Tương tự, năm 2021, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM cũng dự kiến bổ sung thêm một số ngành đào tạo, trong đó có ngành bất động sản là ngành nằm ngoài danh mục đào tạo của Bộ GD-ĐT.

Mùa tuyển sinh năm 2020, nhiều trường ĐH đã thông báo tuyển sinh thêm một số ngành đào tạo mới. Đơn cử như Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM với ngành robot và trí tuệ nhân tạo. Với ngành mới này, trường đã dành mức ưu đãi hỗ trợ 100% học phí cho sinh viên, chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Chia sẻ về việc xét tuyển ngành này, đại diện nhà trường khẳng định, đây là một bước đột phá trong cách giảng dạy và tư duy nghề nghiệp cho thế hệ trẻ, đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng công nghệ. Năm 2020, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng tuyển sinh thêm ngành công nghệ kỹ thuật năng lượng tái tạo. Đây là ngành được trường xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo từ các trường ĐH nước ngoài và nhu cầu nhân lực của ngành trước chính sách phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu… TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) cho hay, các ngành đào tạo thí điểm thường là những ngành trong xu thế hội nhập, xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, điển hình là ngành khoa học dữ liệu, robot và trí tuệ nhân tạo… Để có thể mở ngành mới, các trường ĐH phải xây dựng được đề án, hồ sơ năng lực giảng viên một cách chi tiết, cụ thể cũng như nghiên cứu về nhu cầu nhân lực trong tương lai. “Thường là các trường đều phải tính toán rất kỹ rồi mới mở ngành mới, đặc biệt là quy trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội, yêu cầu của chuẩn đầu ra, làm sao hạn chế thấp nhất tình trạng ngành mở ra không tuyển sinh được”, TS. Nghĩa cho biết.

Cân nhc khi la chn

Theo Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ ĐH, quy định cơ sở giáo dục đào tạo được mở ngành đào tạo trình độ ĐH khi đảm bảo các điều kiện: Ngành đăng ký đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học, phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, miền và cả nước, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cơ sở đào tạo. Việc mở ngành đào tạo đã được xác định trong phương hướng, kế hoạch phát triển của cơ sở đào tạo. Đối với trường hợp ngành đăng ký đào tạo chưa có trong danh mục đào tạo, cơ sở đào tạo cần phải làm rõ: Luận cứ khoa học, nhu cầu của xã hội về ngành mới; thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới; đội ngũ giảng viên cơ hữu ngành mới không trùng với giảng viên cơ hữu của các ngành khác đang đào tạo… Ngoài ra, Thông tư 22 cũng quy định rất rõ về cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đào tạo ngành mới đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập theo yêu cầu của ngành. Ngoài ra, chương trình đào tạo của ngành phải bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp, đáp ứng được yêu cầu liên thông giữa các trình độ và các chương trình đào tạo khác. Chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần của ngành phải đảm bảo chuẩn đầu ra, phù hợp với khung trình độ quốc gia hiện hành. Điều kiện để thực hiện chương trình đào tạo mới là cơ sở đào tạo đã đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục ĐH hoặc được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành… Như vậy, việc trường ĐH mở ngành đào tạo ngoài danh mục là hoàn toàn được phép nếu đáp ứng được các điều kiện trong Thông tư 22. Việc tuyển sinh ngành mới được xem như bước tạo đà không chỉ tạo tính đột phá cho trường ĐH mà còn giúp người học được tiếp cận với những chương trình giáo dục ở các ngành nghề “thời cuộc”, mở rộng về cơ hội việc làm sau khi ra trường. Không phủ nhận những mặt được của việc mở ngành mới, song nhiều chuyên gia giáo dục nhìn nhận rằng, Bộ GD-ĐT cần phải có một “barem” để giám sát chặt chẽ những ngành mới ở các đơn vị đào tạo, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người học khi đăng ký. “Thí sinh thường có tâm lý là ngành mới mở hay lấy điểm thấp hơn các ngành khác. Đồng thời thường bị thu hút bởi các ngành có tên “rất kêu”, nghe có vẻ “thời cuộc”. Nhiều trường ĐH đánh vào tâm lý này mà “lôi kéo” thí sinh, mở những ngành mới nhưng thực chất là “vẽ ra” từ chính các ngành cũ, hay thậm chí là mở những ngành không thực sự cần thiết trong nhu cầu nhân lực”, đại diện một trường ĐH chia sẻ. Vị đại diện này cũng nhấn mạnh rằng, đối với những ngành mới tuyển sinh cần bắt buộc các trường ĐH phải ghi thông tin rõ ràng trong danh mục tuyển sinh của trường, tránh việc lập lờ để người học hiểu nhầm.

TS. Nguyễn Đức Nghĩa cũng nhìn nhận, việc các trường ĐH tuyển sinh ngành nằm ngoài danh mục vừa có lợi song cũng vừa bất cập cho thí sinh. Mặt lợi ở đây là những ngành này đều là ngành đi trước, bắt kịp với thời đại, được các trường cân nhắc mở ra dựa theo nhu cầu của thị trường, theo sự phát triển của khoa học, kinh tế - xã hội, thuận lợi cho thí sinh sau khi ra trường. Còn ở tính bất cập, TS. Nghĩa chỉ rõ, do ngành mới nằm ngoài danh mục nên thí sinh ít biết đến, việc tuyển sinh của các trường sẽ gặp khó. Vì thế, có thể khiến trường lâm vào tình trạng ngành mở ra nhưng không tuyển được thí sinh hoặc tuyển được rất ít thí sinh, không đủ điều kiện để mở ngành, buộc phải dừng tuyển sinh. Thí sinh sẽ phải chuyển sang học ngành khác, gây áp lực về tâm lý cho người học, thiệt thòi nhất vẫn là người học. “Để hạn chế những bất cập, khi đăng ký học các ngành mới nằm ngoài danh mục, thí sinh cần phải tham khảo, tìm hiểu thật kỹ về ngành dự kiến sẽ tuyển sinh. Quan trọng là chọn được trường ĐH uy tín, theo dõi sát thông tin tuyển sinh của trường được đăng tải trên website. Đừng chọn ngành vì quan điểm ngành “hot”, ngành mới nên ít thí sinh biết đến thì… dễ đậu”, TS. Nghĩa lưu ý.

Bài, ảnh: Yến Hoa