Thứ ba, 2/6/2020, 19h58

Cảnh báo gia tăng bệnh giao mùa

TP.HCM và các tnh phía Nam đang bưc vào đu mùa mưa, thi tiết có s thay đi tht thưng; cùng vi đó là sau giãn cách xã hi s giao lưu đi li gia tăng, HS đi hc tr li; đây là 2 nguy cơ khiến các bnh giao mùa, bnh truyn nhim có kh năng tăng cao trong thi gian sp ti.

BS đang khám cho bnh nhi ti Bnh vin Nhi đng 2

Nguy cơ tăng cao trong 2, 3 tun ti

Những ngày qua, tại Khoa Khám bệnh - BV Nhi đồng 1, các BS đã tiếp nhận khám cho nhiều trường hợp bệnh nhi gặp phải các triệu chứng bệnh lý về đường hô hấp, tiêu chảy, viêm da, dị ứng da, viêm nhiễm ở mắt và các bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết (SXH), sởi, tay chân miệng (TCM)…

Bệnh nhi N.T.M (6 tuổi, ngụ Đồng Nai) vừa được người thân đưa đến Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 khám với các triệu chứng đau đầu, sốt, ho. Chị Phạm Thị Liên (mẹ của bệnh nhi M.) cho biết: “Ngày hôm qua con đi học về thì than đau đầu, ho khan. Mua thuốc cho con uống nhưng không đỡ nên vợ chồng tôi đưa con tới BV Nhi đồng 1. BS cho biết, con tôi bị bệnh về đường hô hấp và kê thuốc cho điều trị ngoại trú…”.

Tại BV Nhi đồng 2, từ đầu năm đến nay, BV đã tiếp nhận 100 trường hợp SXH (trong đó 67 trường hợp điều trị ngoại trú, 33 trường hợp điều trị nội trú); 41 trường hợp bị TCM (37 trường hợp điều trị ngoại trú, 4 trường hợp điều trị nội trú); 4 trường hợp bệnh nhi bị sởi (2 ngoại trú, 2 nội trú). So với cùng kỳ năm trước, các ca bệnh đều giảm, tuy nhiên theo các BS nguyên nhân nhờ thực hiện tốt giãn cách xã hội trong thời gian qua. Hiện nay đã kết thúc giãn cách xã hội, đời sống trở lại bình thường, nguy cơ ca bệnh sẽ tăng cao.

Theo BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm -  Thần kinh, BV Nhi đồng 1, thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường như hiện nay rất dễ gây bệnh ở trẻ nhỏ, HS bởi đây là đối tượng có sức đề kháng còn rất yếu. Ngoài các bệnh thường gặp về đường hô hấp, tiêu chảy, viêm da, dị ứng da… thì các bệnh: TCM, sốt siêu vi, SXH, sởi cũng là các bệnh mùa lưu hành từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm mà phụ huynh cần phải đặc biệt lưu ý.

BS Khanh nhận định: “Thời gian vừa qua, do giãn cách xã hội, trẻ nhỏ, HS được nghỉ học để phòng chống dịch bệnh Covid-19 nên chưa có sự giao lưu nhiều trong xã hội, tỷ lệ trẻ mắc bệnh và nhập viện điều trị ít. Tuy nhiên hiện nay sau giãn cách xã hội, HS đi học trở lại, giao lưu trong xã hội tăng lên, nguy cơ các bệnh mùa, bệnh truyền nhiễm bùng phát rất cao, cao điểm là từ 2 đến 3 tuần tới. Đặc biệt, hiện nay những cơn mưa đang tăng dần, tại các vũng nước đọng, môi trường ẩm ướt là điều kiện cho muỗi sinh sản và phát triển, nguy cơ bùng phát bệnh SXH trong cộng đồng là rất cao. Trên cả nước đã có trường hợp SXH tử vong, tình hình rất đáng lo ngại. Nếu không làm tốt các biện pháp dự phòng ngay từ đầu thì khó có thể kiểm soát tốt dịch bệnh”.

Đy mnh các bin pháp d phòng

Riêng bệnh SXH, theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn TP ghi nhận gần 7.000 ca mắc, trung bình mỗi tuần TP có khoảng 120 trường hợp SXH phải nhập viện. Trong tuần qua, toàn TP cũng ghi nhận 9 ổ dịch SXH mới phát sinh ở 9 phường, xã thuộc 6/24 quận, huyện. Đặc biệt, SXH đang gia tăng tại các quận: 3, 6, 9, 11, Bình Thạnh và Gò Vấp. Không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng, tại các địa bàn trên công tác phun hóa chất diệt muỗi đã được tăng cường và khoanh vùng để xử lý ổ dịch.

Ngoài ra theo BS Khanh, phụ huynh nên hướng dẫn và hình thành cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh tay, ăn uống sạch sẽ, cố gắng chỉ đi học, không đến những nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh. Đối với những trẻ đã lớn, cần hướng dẫn cho trẻ mang khẩu trang thường xuyên nhằm ngăn ngừa sự lây lan các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Phụ huynh lưu ý cho trẻ uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước, tạo không gian thoáng mát cho trẻ, cho trẻ ngủ đủ giấc để tăng cường sức đề kháng. Sau khi đi học trở về, trẻ nên được thay quần áo ngay, làm sạch mũi; không nên để trẻ tiếp tục chơi với bộ đồ cũ và cái mũi chưa sạch. Nếu trẻ ho, sổ mũi, nóng sốt nên đi khám, tạm thời nghỉ học. Đặc biệt, trẻ nên được chích ngừa đầy đủ, đúng lịch trong chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh ho gà, sởi, cúm…

Để phòng ngừa SXH, các gia đình nên thực hiện đúng theo khuyến cáo của y tế dự phòng: vệ sinh sạch sẽ nhà ở và các khu vực xung quanh để diệt muỗi, ngủ mùng, cho trẻ mặc quần áo dài… Sử dụng máy lạnh đúng cách. Người dân không nên chủ quan với dịch bệnh Covid-19, không nên để máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp (nhiệt độ tốt nhất từ 25-27 độ C), hoặc nên mở cửa sổ để không khí thoáng đãng, khả năng virus tồn đọng trong phòng sẽ giảm đi rất nhiều, hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.

Bài, ảnh: Đăng Khoa