Thứ bảy, 27/2/2021, 13h01

Cảnh báo thực trạng học sinh “cá biệt”

Nhiu chuyên gia giáo dc lên tiếng cnh báo v thc trng hc sinh ngày càng d dàng gp phi s bt n v tâm lý mà nếu không có s nhìn nhn đúng đn t gia đình thì s dn đến s lch pha trong giáo dc hc sinh, thm chí đt giáo viên vào ri ro trong quá trình giáo dc tr.


S nhìn nhn, phi hp kp thi gia gia đình và nhà trưng s h tr hc sinh n đnh tâm lý (nh minh ha)

T l hc sinh gp vn đ tâm lý đang gia tăng

Một trong những vấn đề của học sinh mà nhiều nhà trường hiện nay đang phải đau đầu đó là bất ổn tâm lý. Theo nhiều giáo viên, ngày càng nhiều học sinh gặp vấn đề bất ổn về tâm lý, việc bất ổn tâm lý đến từ nhiều nguyên nhân như áp lực học tập, áp lực gia đình, chuyện bạn bè, ảnh hưởng đến không chỉ chuyện học hành mà còn là cách hành xử của học sinh.

“Tỷ lệ học sinh bất ổn tâm lý đang ngày càng gia tăng ở các nhà trường. Hàng năm, số học sinh hòa nhập học tập tại trường đều lên đến trên 20 học sinh. Đây mới chỉ là con số học sinh hòa nhập có giấy chứng nhận của bác sĩ, trên thực tế con số này còn cao hơn rất nhiều”, hiệu trưởng một trường THPT tại Q.10, TP.HCM - đơn vị “có tiếng” trong việc dạy học sinh hòa nhập chia sẻ.

Theo vị hiệu trưởng này, việc dạy học sinh hòa nhập với những bất ổn về tâm lý, nhà trường không chỉ phải linh hoạt trong việc kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp với nhận thức, tâm lý của đối tượng học sinh này mà còn khiến giáo viên có thể gặp nhiều rủi ro trong quá trình giảng dạy. “Đã từng có trường hợp, học sinh hòa nhập đánh cả giáo viên khi rơi vào thời gian bất ổn tâm lý. Thậm chí, trong những buổi chào cờ hay lễ kỷ niệm dưới cờ học sinh lên “cướp” micro của giáo viên dẫn chương trình, khi gặp vấn đề thì sẵn sàng đánh bạn để giải tỏa”, lãnh đạo này nhớ lại.

Nói về câu chuyện học sinh gặp bất ổn tâm lý, cô Nguyễn Thị Thu Hằng - Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản (TP.Thủ Đức) tâm tư, một năm nay nhà trường đang phải đau đầu để tìm hướng giải quyết trường hợp một học sinh nhà trường hơi một chút là “dọa tự tử”. “Tần suất việc học sinh này dọa tự tử ngày càng gia tăng. Một ngày em có thể dọa tự tử vài lần với hầu hết các vấn đề mà em đó gặp phải như bị điểm kém, chưa làm bài tập, đi học muộn… đến mức giáo viên nào cũng sợ. Không chỉ dọa tự tử, học sinh còn bộc phát đánh bạn, đánh giáo viên…”. Theo cô Hằng, ban đầu nhà trường nghĩ vấn đề đến từ gia đình có thể đã quá đặt áp lực về chuyện học hành cho học sinh. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu thì không phải như vậy, câu chuyện của em học sinh này không đến từ áp lực gia đình mà chính từ bản thân học sinh với sự bất ổn về tâm lý.

Trong khi đó, trước những vấn đề tâm lý mà học sinh gặp phải, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) năm học này đã phải 2 lần mời bác sĩ tâm thần về trường để chia sẻ với giáo viên, phụ huynh những bất ổn tâm lý mà học sinh độ tuổi THCS thường gặp phải. “Chuyện buồn trong học tập, mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè, chuyện buồn gia đình mà không biết chia sẻ cùng ai dẫn đến việc các em bất ổn tâm lý. Những ước muốn không được như kỳ vọng cũng có thể là nguyên nhân để các em hành xử một cách bộc phát, thậm chí là dọa tự tử do tâm lý không ổn định”, đại diện nhà trường chia sẻ.

Thầy Phạm Phương Bình (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.HCM) nhận định, hiện nay không hiếm trường hợp học sinh có vấn đề về tâm lý. Đối tượng này cũng có thể được coi là một dạng “học sinh cá biệt”. Nguyên nhân đến từ rất nhiều phía, nhiều em bất ổn tâm lý do hoàn cảnh gia đình như bố mẹ ly hôn, áp lực thành tích, phụ huynh không quan tâm săn sóc, học sinh gặp trầm cảm… “Việc nhà trường đưa ra các hình thức kỷ luật với những vi phạm mà học sinh gặp phải là hết sức cần thiết để đảm bảo nề nếp, kỷ cương và nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường. Nhưng để đánh giá mức độ kỷ luật nặng nhẹ thì lại phải căn cứ vào nhiều yếu tố, đảm bảo vừa hợp tình, hợp lý”.

Cn s thu hiu ca gia đình, nhà trưng

Nhìn nhận về nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh gặp vấn đề về tâm lý ngày càng gia tăng, chuyên gia tâm lý Lê Khanh (Giám đốc Phòng Tư vấn tâm lý gia đình và trẻ em, Hội Tâm lý TP.HCM) cho rằng, nguyên nhân trước tiên đến từ gia đình. Hiện nay trẻ không còn được trao cho những giá trị nền tảng, hình thành từ lòng yêu thương và tôn trọng, mà ngược lại hầu như các em được trao những kiến thức “từ trên trời rơi xuống” ngay từ khi còn nhỏ, với mục đích là “học giỏi - điểm cao” mà không chú trọng nhiều hình thành cho trẻ sự tự tin và nhân cách sống. Khi “phát giác” ra đứa trẻ thiếu đi những kỹ năng sống cần thiết, thì lại có những lớp, những khóa dạy kỹ năng sống theo kiểu mì ăn liền. 

“Nhân cách của một đứa trẻ được hình thành từ thuở nhỏ. Ở bậc mẫu giáo, chơi để học, học qua chơi, để được “thẩm thấu” những giá trị từ những trò chơi phát triển tư duy, nhận thức và kiến thức. Trẻ sẽ lớn lên bởi những kỹ năng sống có từ trong gia đình với những hoạt động tự giác và kỷ luật tích cực. Thế nhưng, có một thực trạng hiện nay là nhiều gia đình lại đua nhau cho con ê a những câu chữ “ây bi xi” ngay khi trẻ bập bõm tiếng mẹ đẻ chưa thông và cha mẹ thì xem đó như một giá trị sống còn để con có thể… bước ra thế giới”, chuyên gia tâm lý Lê Khanh nêu vấn đề.

Một vấn đề nữa, chuyên gia Lê Khanh chia sẻ, trên những nhóm nuôi dạy con trên mạng xã hội tràn ngập những sách vở, tài liệu, hình ảnh, đồ chơi nhằm làm sao để “luyện” con thành thần đồng ngôn ngữ. Để rồi khi bước chân vào lớp một, lớp hai, có nhiều trẻ giỏi tiếng Anh hơn tiếng Việt song đa phần thì lõm bõm cả tiếng Việt, tiếng Anh. Ngay tại gia đình, những giờ phút dành cho con lại vô cùng ít ỏi. Con đi học từ sáng đến tối, những giờ còn lại trong gia đình thì trao cho con máy tính, laptop, iPad, điện thoại thông minh để học và chơi trong thế giới ảo. Dần dần hình thành những “chú gà công nghiệp” chỉ biết đòi hỏi và mất khả năng tương tác, không có ý thức là một thành viên có trách nhiệm và quyền hạn trong gia đình. Tất cả những điều đó, tưởng chừng không liên quan gì với nhau, nhưng lại hình thành một mạng lưới “thập diện mai phục” làm cho đứa trẻ không còn có cơ hội phát triển những giá trị nội tại của bản thân. “Không phải chỉ từ phía nhà trường mà trước hết, mỗi bậc cha mẹ hãy tự bảo vệ trẻ trước virus vô văn hóa - một thứ virus làm cho trẻ không lòng tự trọng, sự tự tin, không nhận biết giá trị bản thân, biết nhận trách nhiệm. Có như thế mới hạn chế được việc trẻ bất ổn về tâm lý dẫn đến những hành động bộc phát”, chuyên gia Lê Khanh nhấn mạnh.

Đề cao sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc ổn định tâm lý cho những học sinh gặp vấn đề về tâm lý, thầy Phạm Phương Bình cho rằng, không chỉ dừng ở việc phối hợp giáo dục, với nhiều trường hợp “cá biệt” lại cần đến sự phối hợp của chuyên gia tư vấn tâm lý, bác sĩ hỗ trợ điều trị tâm lý, tâm thần cho học sinh. “Trước mỗi vấn đề học sinh gặp phải, bộc phát do bất ổn tâm lý thì nhà trường cần tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh gia đình, phương pháp giáo dục, sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình. Đối với nguyên nhân bất ổn tâm lý từ phía gia đình thì nhà trường cần tư vấn, trao đổi với phụ huynh để yêu cầu phụ huynh có sự phối hợp, thay đổi từ phía phụ huynh nhằm giúp học sinh yên tâm học tập. Song song đó, giáo viên nhà trường cần tìm hiểu giúp đỡ hỗ trợ để giúp học sinh học tập. Chính quá trình lắng nghe, giúp đỡ và tạo điều kiện sẽ giúp học sinh tin tưởng hơn vào nhà trường, thầy cô, từ đó giáo dục, ổn định tâm lý các em đạt hiệu quả. Tùy vào vấn đề, mức độ các em gặp phải mà biện pháp hỗ trợ sẽ ở những mức khác nhau tuy nhiên luôn cần sự kiên nhẫn của cả giáo viên, nhà trường và phụ huynh”.

Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Thu Hằng lại đánh giá, thường thì trong nhiều trường hợp khi nhà trường, giáo viên nhận định học sinh đang gặp phải vấn đề tâm lý thông qua cách hành xử, cư xử của học sinh thì gia đình lại không đồng tình, dẫn đến việc phối hợp giáo dục trẻ gặp nhiều khó khăn. “Nhiều phụ huynh không thực sự nghiêm túc nhìn nhận những vấn đề mà con em mình gặp phải là vấn đề tâm lý cần sự can thiệp nên có tình trạng lệch pha trong hỗ trợ học sinh. Do đó, trong câu chuyện hỗ trợ học sinh ổn định tâm lý, điều cần thiết nhất đó là sự nhìn nhận đúng đắn của phụ huynh, sự theo sát con em của phụ huynh, có như vậy quá trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hỗ trợ học sinh mới đạt hiệu quả”.

Đ Giang Quân