Thứ bảy, 8/2/2020, 15h48

Câu chuyện dạy và học mùa dịch corona

Có mt nghch lý tr trêu là hc sinh ch mun cúp tiết, trn tiết, vin c ngh hc đ đi chơi, nhưng li tha thiết mun quay tr li trưng sau 3 tháng hè, hay sau k ngh Tết. Ngưi ta “ngán” vi món tht, cá vào nhng ngày Tết, nht là khi hàng quán chưa m ca, thì chúng ta li thèm đưc ăn mt tô cơm trng, mt chén canh, mt đĩa rau… t căn bếp ca nhà mình.

Giáo viên, nhân viên Trưng THPT Tenlơman (Q.1, TP.HCM) v sinh trưng lp thưng xuyên. Ảnh: Y.Hoa

Tết năm nay đến sớm, chỉ hơn 20 ngày sau kỳ nghỉ Tết dương lịch là đã đến Tết cổ truyền. Đa số học sinh các trường đã nghỉ từ 23 tháng chạp đến hết mùng 9 Tết. Cái cảm giác “lười lười, chán chán” khi phải nhập học sau mỗi dịp Tết cũng không xa lạ gì. Thế mà ngay trong những ngày đầu xuân, cả thế giới phải “phát sốt” trước sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, với diễn biến ngày càng phức tạp khi khả năng lây lan cực kỳ cao ở mức độ nguy hiểm, đáng báo động. “Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra, nhằm đảm bảo phòng chống dịch corona xâm nhập, lây lan trong môi trường học đường; đảm bảo cho sức khỏe của học sinh - đối tượng chưa đủ ý thức, hạn chế về kỹ năng tự phòng ngừa, hạn chế việc tập trung đông người và giảm thiểu nguy cơ lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng”, UBND TP.HCM đã chấp thuận tờ trình của Sở GD-ĐT cho phép kéo dài thời gian tạm nghỉ học cho học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đến hết ngày 16-2. Giữa tâm dịch corona, phụ huynh và học sinh rất lo lắng, khi mà “đi học thì không nỡ mà ở nhà cũng không xong”. Học sinh mầm non và tiểu học thì cần có người chăm sóc khi cha mẹ đi làm. Còn học sinh THCS và THPT, nhất là những lớp cuối cấp thì cần tập trung ôn bài cho kỳ thi tuyển sinh sắp đến. Học sinh tên Th.Uyên nhắn tin cho thầy: “Mong thầy cho nhiều bài hơn trên 789 để em “vừa làm quen bài” và “vừa quen làm bài”. Thank You thầy”. Còn em T.H thì nhắn: “Thề là con muốn đi học lắm luôn, tại kế hoạch đi du học tính xong xuôi hết trơn. Hè còn đi học bù nữa chứ, ảnh hưởng quá chừng!”. Có em còn đăng dòng trạng thái trên trang Facebook cá nhân: “Quên mất đường lên trường lun. Em muốn đi học, muốn gặp bạn bè, muốn gặp thầy cô”, hay có em lại nói đùa: “Tháng này đóng học phí nửa tháng nha thầy!”. Khi mọi thứ dường như đang bị đ?o l?n, c? l? ?i?u ??u ti?n l? gi? th?i ?? b?nh t?nh v? t?m c?ch ??o ng?ảo lộn, có lẽ điều đầu tiên là giữ thái độ bình tĩnh và tìm cách đảo ngược chính mình để có thể nhìn thấy mọi thứ ở đúng vị trí của nó. Hiện nay, giải pháp tình thế trước mắt là giáo viên chủ động giao bài cho học sinh qua các phần mềm dạy học, thậm chí cả qua... Facebook và Zalo. Hoặc thầy cô có thể quay clip bài giảng, hay livestream trực tiếp để tương tác online… Hệ thống các kênh học trực tuyến, học từ xa phát huy tác dụng và vô cùng sôi động. Tuy nhiên, nhược điểm của cách dạy và học trực tuyến hiện nay là tự phát, chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin đầy đủ, chuyên nghiệp để có thể đáp ứng số lượng lớn người học cùng một lúc. Đồng thời việc quản lý kết quả học tập, cũng như ý thức tự giác, tự học của học sinh trong suốt khóa học chưa thể kiểm soát tốt được. Điều đó đặt ra những đòi hỏi tất yếu phải xây dựng hệ thống giáo dục trực tuyến chính quy, hiện đại, đáp ứng những mục tiêu giáo dục đề ra. Năm học 2018-2019, Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất xây dựng mô hình trường học thông minh, gồm: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Trường THPT Lê Quý Đôn, Trường THPT Nguyễn Du, Trường THPT Nguyễn Hiền. Dự án đầu tư hệ thống các trường học thông minh là một trong những bước chuẩn bị để cùng với thành phố thực hiện đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Theo đó, mục tiêu cụ thể của dự án là: đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và phương thức thi, kiểm tra, đánh giá; dạy học phân hóa theo năng lực nhận thức của học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng môi trường học tập trực tuyến, học tập mọi lúc - mọi nơi… thông qua việc đầu tư phòng học tiên tiến, thông minh; phòng học theo phương pháp STEM; phòng tin học, ngoại ngữ, thi trắc nghiệm; phòng thư viện thông minh; phòng họp và môi trường đào tạo trực tuyến; hệ thống thông tin giáo dục của nhà trường; hệ thống phần mềm đồng bộ phục vụ công tác vận hành, giảng dạy và học tập... Xây dựng, phát triển nguồn tài nguyên giáo dục mở nhằm đáp ứng nhu cầu học tập phù hợp theo năng lực và đặc điểm của cá nhân người học, hỗ trợ giáo viên, người học tiếp cận và khai thác các ứng dụng thông minh, mở rộng cơ hội học tập bằng việc sử dụng các công nghệ đa phương tiện, đánh giá khách quan và toàn diện trên nền tảng công nghệ thông minh.

Trước diễn biến phức tạp của dịch corona, sẽ không loại trừ khả năng học sinh phải bước vào thời kỳ “ngủ đông” dài ngày, với một tâm trạng: “Làm gì để giết thời gian?” thì một số lời khuyên đưa ra dành cho giáo viên và học sinh như sau: Thứ nhất, giữ tinh thần lạc quan, như 12 trẻ bị mắc kẹt trong hang động ở Thái Lan đã sống sót một cách thần kỳ. Thứ hai, dành một thời gian nhất định (ít nhất 45 phút) trong ngày để vận động, tập thể dục vừa thư giãn, vừa tăng cường sức khỏe. Thứ ba, uống nhiều nước thay vì ăn vặt. Thứ tư, đọc sách thay vì lướt Facebook hay chơi game. Thứ năm, dành một ít thời gian để suy ngẫm, phân tích, bình luận các vấn đề xã hội, trong công việc hoặc nghe một bài nhạc hay để giải trí. Thứ sáu, tham gia một số hoạt động chung trong gia đình, cùng nhau nấu ăn, trò chuyện, chơi cờ… Thứ bảy, dành thời gian để chia sẻ, thổ lộ những điều chưa nói với cha mẹ, với con cái, với bạn bè… Thứ tám, cập nhật thông tin về tình hình dịch cúm, các khuyến cáo và biện pháp phòng tránh virus corona vì sức khỏe của chính mình và cộng đồng…

Câu chuyện dạy và học mùa dịch corona sẽ còn nhiều điều đáng bàn luận. “Hãy học khi người khác ngủ; lao động khi người khác lười nhác; chuẩn bị khi người khác chơi bời; và có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước” - William Arthur Ward, sẽ là động lực cho các em học sinh trong những ngày tránh “bão” corona.

Lâm Vũ Công Chính
(giáo viên Trưng THPT Nguyn Du, Q.10, TP.HCM)