Thứ bảy, 15/2/2020, 21h17

Cầu truyền hình về bản

Ln đu tiên các cán b, nhân viên đến t các xã, thôn bn thuc huyn min núi Đakrông (Qung Tr) tham d các cuc hp quan trng do huyn trin khai mà không phi vt v ln li hàng chc, thm chí gn trăm cây s đưng rng khi tri va rng sáng. H phn khi đến tr s UBND xã vào đu gi làm vic và d hp qua… cu truyn hình!

Phiên truyn hình trc tuyến đu tiên kết ni lãnh đo UBND huyn Đakrông v các xã vùng sâu, vùng xa

1.Nhận được thông báo họp triển khai tình hình chống dịch Covid-19 của UBND huyện Đakrông từ ngày hôm trước, nhưng sáng hôm sau không giống như chu trình lặp lại suốt gần 30 năm công tác qua, bác sĩ Trịnh Đức Thiện - Trạm trưởng Trạm y tế xã A Vao không chuẩn bị hành trang về trung tâm huyện từ sớm mà thay vào đó, ông đi đến các bản làng giáp biên giới để thăm hỏi, nắm tình hình sức khỏe và tuyên truyền cách phòng dịch Covid-19 với những lao động xa từ Đà Nẵng, Bình Dương vừa trở về thăm nhà sau dịp Tết Nguyên đán. “Các lần trước, nhận được thông báo về huyện họp thì tôi phải xuất phát trước giờ họp ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Họp sáng thì về tới nhà đã xế qua chiều, họp chiều thì tới nhà lúc tối muộn. Đó là chưa kể trời mưa gió thì vất vả lắm. Bây giờ có cầu truyền hình trực tuyến rồi, tôi chỉ cần mất 5 phút từ trạm qua hội trường UBND xã. Tôi dành thời gian để thực hiện các công việc chuyên môn của mình, đi thăm hỏi nắm bắt tình hình sức khỏe các lao động xa vừa về…” - bác sĩ Thiện phấn khởi nói.

Hội trường UBND xã A Vao trước giờ họp trực tuyến không khí rộn rã bởi những câu chuyện về những chuyến vượt rừng ra trung tâm huyện xa tới 74 cây số. Bà Hồ Thị Tâm - Bí thư Đảng ủy xã A Vao cho biết: “A Vao là xã xa nhất, còn nhiều khó khăn của huyện, việc họp trực tuyến trước hết là thuận lợi về thời gian. Mặt khác, thành phần tham gia được đầy đủ hơn nên mỗi lần dự họp hay tổ chức hội nghị thì xã đỡ mất thời gian để phổ biến lại cho các thôn, bản vì họ có thể tham gia luôn ở phiên trực tuyến này để cùng nắm bắt thông tin. Việc họp tại xã đối với cán bộ xã A Vao còn đỡ chi phí ngân sách chi cho việc đi lại vì một lần đi ra huyện họp có tới 4, 5 cán bộ đi. Như bản thân tôi mỗi năm có khoảng 20 lần, có khi 30 lần ra huyện, chạy xe máy hơn 70 cây số… Nay ngồi ngay cơ quan làm việc vẫn có thể dự họp, nắm bắt thông tin, chủ trương, chính sách cũng như các chỉ đạo của cấp trên, tôi thấy rất thuận tiện”.

Tháng 10-2019, huyn Đakrông đưc trin khai xây dng h thng cu truyn hình trc tuyến Vmeet giúp kết ni gia UBND huyn Đakrông và các xã, th trn vi tng kinh phí 850 triu đng. D án hoàn thành và bt đu đưa vào s dng tháng 2-2020.

2.Cũng trong tâm trạng vui vẻ, chị Hồ Thị Thương - Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Long chia sẻ: “Mọi lần họp huyện thì anh em ở xã Tà Long phải đi mất hơn 30 cây số. Số lượng đại biểu đi dự họp cũng hạn chế nên thường thì các công việc quan trọng khẩn cấp xã lại phải họp triển khai thêm một lần nữa rất mất thời gian. Mặt khác anh em ở thôn bản cũng tiếp cận thông tin chậm hơn. Lần này họp trực tuyến vừa không mất thời gian nhiều, vừa giải quyết được đi lại xa không đảm bảo an toàn và giờ giấc. Mừng nhất là trong lúc dịch Covid-19 đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ thì thông tin trực tuyến đến kịp thời hơn. Tham gia trực tuyến thì cán bộ xã còn được các đơn vị tham gia trực tuyến khác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự...”.

 Ông Lê Đắc Quỳ - Chủ tịch UBND huyện Đakrông cho biết, Đakrông là một trong 64 huyện nghèo của cả nước, nằm trong nhóm các huyện nghèo, khó khăn nhất. Với 14 xã thị trấn, địa hình phức tạp, xã xa trung tâm huyện nhất gần cả trăm cây số, nhiều bản làng hẻo lánh, giao thông đi lại còn chưa thuận lợi nên việc triển khai đến cán bộ xã, thôn bản, người dân các chủ trương chính sách, đặc biệt là triển khai các công điện khẩn về phòng tránh mưa bão hay dịch bệnh đều khá khó khăn và cán bộ rất vất vả trong việc tuyên truyền kịp thời đến người dân. Thời gian qua, huyện cũng đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và bồi dưỡng nhiều về CNTT cho các cán bộ, nhân viên. Việc được triển khai xây dựng hệ thống cầu truyền hình trực tuyến giúp huyện kết nối với các xã, thị trấn đã tạo điều kiện lớn cho huyện khắc phục khó khăn. Hiệu quả từ cầu truyền hình trực tuyến dễ nhìn thấy như giảm chi phí, thời gian và mang tính kịp thời. Hy vọng, cầu truyền hình trực tuyến là một trong những bước đệm cần thiết giúp bà con huyện Đakrông nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách, giao lưu học hỏi kinh nghiệm để phát triển kinh tế, bắt nhịp với các huyện khác trong thời đại cách mạng 4.0.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên