Thứ năm, 25/3/2021, 16h38

Chạm ngõ giấc mơ điện ảnh, sinh viên cần những gì?

Thi đim nào là “chín mui” đ ngưi tr có th bt tay tp tành làm phim? Và trong trưng hp “tay ngang” chưa qua trưng lp đào to, không có kinh phí… ngưi tr có th làm gì đ theo đui gic mơ bưc vào thế gii ca môn ngh thut th 7...


Các din gi trao đi, truyn kinh nghim làm phim cho sinh viên

Rất nhiều tâm tư mà sinh viên đã tỏ bày với các diễn giả là những nhà làm phim, biên kịch, đạo diễn có tiếng tại tọa đàm “Phim điện ảnh - truyền hình và giấc mơ của người trẻ” diễn ra trong khuôn khổ Liên hoan phim do Trường ĐH Văn Lang tổ chức. Những băn khoăn này là chính đáng cho những người trẻ thực sự đang có đam mê theo đuổi con đường làm phim chuyên nghiệp.

Không quan trng thi đim chín mui…

Chia sẻ với sinh viên, nhà biên kịch Nguyễn Thị Ngọc Bích (biên kịch xuất sắc nhất Cánh diều vàng 2019) chia sẻ, rất khó để xác định được thời điểm gọi là chín muồi để người trẻ đam mê điện ảnh có thể bắt đầu làm phim. Người ta chỉ tính được độ tuổi sinh học, không đo được độ tuổi nghệ thuật. Bản thân chị, 34 tuổi mới bắt đầu bước vào trường sân khấu điện ảnh để học về biên kịch. Chị cho rằng, không có bắt đầu thì không thể biết khi nào là thời điểm chín muồi. Vì vậy, khi đã thực sự thích làm phim, hãy cứ mạnh dạn bắt đầu. Hành trình đó sẽ giúp các bạn nhận ra được mình cần những gì, thiếu - đủ gì và bổ sung những gì; cũng như sẽ giải đáp những câu hỏi mà bạn trẻ thắc mắc.

“Phải… học” là thông điệp ngắn gọn mà PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú (Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh TP.HCM) muốn nhắn gửi đến các bạn trẻ thông qua kể câu chuyện về hành trình đến với điện ảnh của mình. Thời niên thiếu, ông từng bị đuổi ra khỏi rạp phim vì không đủ tuổi. Khoảnh khắc “tức tưởi” đó bắt đầu thôi thúc ông quyết tâm đi học điện ảnh để sau này được xem phim không... tốn phí. Ông chọn học về mỹ thuật, sau đó xin về công tác tại Xí nghiệp Phim truyện Việt Nam nhưng công việc thực tế vẫn chưa giúp ông chạm sâu vào lĩnh vực mong nuốn. Để thỏa đam mê, ông tiếp tục sang Nga học thêm về ngành họa sĩ thiết kế. Khi học xong trở về, ông lại có cơ duyên rẽ sang làm… thầy giáo ở trường điện ảnh. Nhưng khi đó, giấc mơ điện ảnh vẫn chưa kết thúc, bản thân cũng cần những trải nghiệm thực tế phục vụ giảng dạy nên ông “nhảy” sang tham gia làm bộ phim đầu tiên mang tên “Trang giấy trắng” cùng một đạo diễn khác tại Campuchia.

“Từ bộ phim này, chúng tôi thu được rất nhiều kinh nghiệm làm nền tảng cho quá trình thực hiện nhiều phim khác sau này như “Lời tạ từ trong mưa”, “Nụ hôn đầu đời”... Ngoài ra, 15 năm làm tại điện ảnh ở TP.HCM, chúng tôi vinh dự được tham gia làm rất nhiều phim khác” - PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú nói.


Sinh viên đt câu hi liên quan đến cách đ làm đưc b phim hay

ThS. Phan Quân Dũng (Trưởng khoa Mỹ thuật và Thiết kế, Trường ĐH Văn Lang) cũng từng làm bộ phim đầu tay trong điều kiện rất khó khăn, thiếu thốn. Đó là vào năm 1982, khi vừa ra trường, ông lần đầu tiên làm phim, thời điểm đó, điện thoại di động liên lạc cũng không có. Để làm 4 tập phim, ông phải ở Sài Gòn 4 năm, cũng là người ở lâu nhất so với cả đoàn, vì là họa sĩ phải đi đầu tiên.

Ông Dũng cũng khuyên các bạn trẻ, dù có khởi đầu khó khăn nhưng thời nay các bạn thuận lợi hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ tân tiến; đồng thời các bạn trẻ có lợi thế về kỹ năng, kiến thức, độ nhanh nhạy. Việc làm phim, các bạn trẻ nên tận dụng những thế mạnh này. “Nếu đợi có tiền mới làm phim thì chính các bạn đã tự… chắn ngang con đường của mình. Bất kể nghề nào cũng vậy, hãy cứ thử làm hết sức mình, các bạn sẽ nhận được kết quả thích đáng” - ông Dũng nói.

Bay bng nhưng đng quên hin thc cuc sng

Khi làm phim không chuyên, các sinh viên luôn đối mặt với rất nhiều câu hỏi cần giải đáp, từ việc viết kịch bản ra sao, làm sao để có kịch bản hay, một đoàn làm phim kết nối như thế nào để hiệu quả, ai sẽ là người có vai trò “đầu tàu” gắn kết cả đoàn…

Đạo diễn, NSND Đào Bá Sơn chỉ ra, việc những nhóm làm phim sinh viên mâu thuẫn, thậm chí cãi nhau gay gắt do phân công lĩnh vực phụ trách không phù hợp là rất dễ gặp phải. Để giúp sinh viên hình dung, đạo diễn Đào Bá Sơn khái quát qua những vị trí quan trọng, đầu tàu gắn kết đoàn làm phim. Trước tiên, phải kể đến những nhà sản xuất. 20 năm trước, vai trò của nhà sản xuất ít được quan tâm, nhưng hiện nay, vai trò này đã được chú ý. Nhà sản xuất đóng góp rất quan trọng, giúp tác phẩm điện ảnh khi “ra lò” có chất lượng cao hay thấp, được khán giả đón nhận hay là không. Kế đó, đạo diễn nắm giữ vị trí quan trọng không kém. Đạo diễn được xem là trưởng đoàn, là “đầu tàu”, có khả năng thuyết phục được những người quay phim, diễn viên, người thiết kế…; điều phối các bộ phận làm việc, tạo được không khí làm việc thống nhất chung.


Đ
o din, NSND Đào Bá Sơn chia s vi sinh viên v vai trò “đu tàu” ca nhà sn xut phim, đo din…
Nhn gi ti sinh viên, PGS. Hà dn li ví von ca mt tác gi: “Tác phm ngh thut là nơi trú ng ca hin thc, nhưng qua cách th hin ca ngưi ngh sĩ, cái hin thc th nht trong cuc sng đó đã tr thành cái hin thc th hai trên màn nh. Bi hin thc chiếm mt phn trong tác phm, nên s sáng to ngh thut như con diu no gió bay cao thì cũng phi đưc buc bi si dây hin thc ni vi mt đt”.

Tiếp lời đạo diễn Đào Bá Sơn, đạo diễn kiêm nhà sản xuất Lý Minh Thắng cũng cho rằng đạo diễn chính là người thổi hồn vào tác phẩm điện ảnh. Tác phẩm điện ảnh mang dáng dấp của người đạo diễn, nhưng để các đạo diễn có thể bay bổng, sáng tạo thì công việc của nhà sản xuất cũng rất quan trọng. Nhà sản xuất cũng sẽ kết nối các ê-kíp nhỏ; truyền cảm hứng làm việc trong suốt quá trình làm phim; hỗ trợ cho đạo diễn kể câu chuyện phim hay hơn.

Khuyên các bạn trẻ cứ mạnh dạn làm phim, bay bổng trong sự sáng tạo PGS.TS Phan Thị Bích Hà (Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh TP.HCM) cũng đồng thời nhắc nhở các bạn chú ý bám vào hiện thực cuộc sống.

Bởi theo PGS. Hà, nghệ thuật chính là sự cách tân, phá cách. Chính nhờ phá cách mới làm nên tính nghệ thuật, nếu chỉ bê nguyên hiện thực cuộc sống lên phim thì đây chẳng qua là sự sao chép hiện thực cuộc sống đưa lên màn ảnh. Trong nghệ thuật cũng có một phần của hiện thực đời sống, nên sự phá cách nào cũng phải bám sát vào hiện thực này.

Bài, ảnh: Mê Tâm