Thứ ba, 18/8/2020, 19h31

Chăm sóc cây xanh qua… điện thoại

ng dng hu ích này là sn phm nm trong đ tài “Phn mm qun lý cây xanh trong trưng hc” do hc sinh Đan Nguyn Nguyên Chương (lp 8/2 Trưng THCS Cách Mng Tháng Tám, Q.10, TP.HCM) cùng thy Nguyn Minh Triết (giáo viên tin hc ca trưng) thc hin.


Thy Nguyn Minh Triết và Đan Nguyn Nguyên Chương đang kim tra phn mm qun lý cây xanh trên đin thoi di đng

Thông qua app tải về trên điện thoại, cây xanh trong trường học sẽ dễ dàng được quản lý, theo dõi, giám sát hàng ngày, từ đó sớm đưa ra những cảnh báo về tình trạng “sức khỏe” của cây, hạn chế các sự việc đáng tiếc khi cây gãy đổ trong trường học.

Chăm sóc cây xanh mt cách khoa hc

Làm thế nào để theo dõi sức khỏe của cây một cách thường xuyên, phát đi những cảnh báo sớm về dấu hiệu “bệnh” của cây… là những câu hỏi được hai thầy trò liên tục đặt ra sau những vụ cây xanh liên tiếp ngã đổ trong trường học. “Ban đầu hai thầy trò có dự định xây dựng phần mềm phát hiện cảnh báo cây xanh ngã đổ nhưng thấy không khả thi nên chuyển sang thiết kế phần mềm chăm sóc, quản lý cây xanh. Khi cây xanh được chăm sóc tốt, theo dõi “sức khỏe” hàng ngày thì cũng sẽ giúp phát hiện sớm những dấu hiệu không tốt của cây”, thầy Triết chia sẻ. App quản lý cây xanh được thiết kế với giao diện gồm 3 mục: Khai báo, quản lý và đăng xuất. Để sử dụng, mỗi đơn vị trường học sẽ được cấp 2 tài khoản. Sau khi đăng nhập bằng tài khoản, ở mục khai báo, nhà trường sẽ thông tin về số cây xanh (cây lớn) hiện đang trồng trong trường, tên cây, ngày trồng cây, loại cây. Tại mục quản lý, app sẽ hiển thị bản đồ các cây xanh đã được khai báo, cho phép nhà trường kiểm tra về lịch trình tưới cây, bón phân, tỉa cành, độ nghiêng của cây, lịch sử chăm sóc cây… “Để app hoạt động hiệu quả thì buộc mỗi trường học khi sử dụng phải khai báo một cách đầy đủ về số lượng cây xanh trong trường, lịch chăm sóc cây xanh. Từ việc chăm sóc cây xanh hàng ngày, mỗi trường sẽ theo dõi được “sức khỏe” của cây, nhanh chóng phát hiện ra dấu hiệu không an toàn của cây để có biện pháp phòng ngừa”, Nguyên Chương cho hay.

Để thiết kế aap, nhóm nghiên cứu phải mày mò trong thời gian 2 tháng, tận dụng những buổi trưa sau giờ ăn bán trú. Theo đó, app dễ dàng sử dụng khi tải về điện thoại di động. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho hay, đây cũng chính là trở ngại lớn nhất khi xây dựng app. “Khó nhất là làm sao app có cấu hình tích hợp với mọi hệ điều hành để có thể cài đặt và sử dụng trên mọi thiết bị điện thoại di động khác nhau. Bên cạnh đó, không phải như những nền tảng khác khi các phiên bản thử nghiệm có thể cho kết quả ngay sau khi thử nghiệm, nền tảng điện thoại di động cần thời gian chạy thử nghiệm, ít nhất là một tuần đến 10 ngày, việc hoàn thiện app đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn”, Nguyên Chương cho biết.

Phát thông đip “cnh báo” v vic chăm sóc cây

Mặc dù app được xây dựng dựa trên các kiến thức nền tảng về lập trình, tuy nhiên, thầy Triết cho biết kiến thức đó chỉ chiếm một phần nhỏ trong app; để hoàn thiện app quản lý cây xanh cần nhiều kiến thức chuyên sâu. “May mắn là Nguyên Chương có sẵn đam mê và tố chất về lập trình. Từ năm lớp 7, Nguyên Chương đã là thành viên tích cực trong CLB Nghiên cứu khoa học của trường. Ngoài ra, Chương còn đi học thêm nhiều kiến thức lập trình, tin học ở các trung tâm. Năm lớp 7, em đã đoạt giải ba Tin học trẻ, giải khuyến khích Sáng tạo trẻ với phần mềm “Game giúp học tập cho học sinh lớp 7”. Ở phần mềm này, tôi đánh giá rất cao sự mày mò nghiên cứu, không ngừng học hỏi của Nguyên Chương. Trong vai trò là giáo viên hướng dẫn, tôi chỉ đứng ở góc độ định hướng, chỉ ra các sai sót, can thiệp việc đưa lý thuyết đã học vào thực tiễn, còn việc xây dựng app vẫn là sự chủ động của học sinh”, thầy Triết chia sẻ.

App quản lý cây xanh hiện đang được ứng dụng tại Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám và Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Q.10). Cơ sở dữ liệu động trên Fire base ứng dụng trên phần mềm cho phép mỗi trường có thể dễ dàng thêm hay bớt cây xanh (trồng mới hoặc chặt đi). Đặc biệt, sau một thời gian quy định được cài đặt trên app mà nhà trường chưa có sự chăm sóc, kiểm tra cây thì phần mềm sẽ tự động nhắc nhở trên điện thoại, giúp việc chăm sóc cây trở nên khoa học và thường xuyên hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm nổi bật, Nguyên Chương cho hay, phần mềm vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý “sức khỏe” cây xanh như hạn chế về việc kiểm tra, chăm sóc cây. Theo dự định, sắp tới nhóm nghiên cứu sẽ phát triển thêm theo hướng chuyên sâu hơn về phần mềm kiểm tra cây, đồng thời xây dựng thêm một hệ thống tưới cây tự động tích hợp trên app. Ngoài ra nghiên cứu thêm về việc đo độ nghiêng của cây để phát đi cảnh báo sớm về mức độ an toàn. “Đối với phần mềm quản lý cây xanh, điều quan trọng nhất mà nhóm nghiên cứu muốn tác động đến đó là thay đổi thói quen chăm sóc cây xanh trong mỗi trường học, hướng tới tính khoa học. Như vậy cây xanh sẽ được phát triển song hành trong môi trường học đường cùng với học sinh một cách an toàn, nhân văn nhất”, Nguyên Chương nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa