Thứ ba, 24/3/2020, 20h56

Chinh phục nhiều lĩnh vực từ khoa học máy tính

Đa dng v các ngành hc, phong phú v chương trình đào to, cơ hi vic làm rng nhiu lĩnh vc…, đó là nhng thông tin v nhóm ngành khoa hc máy tính và m thut ng dng trong k nguyên s đưc các chuyên gia đưa ra trong chương trình tư vn tuyn sinh trc tuyến “Đúng ngành ngh - Sáng tương lai” năm 2020 din ra mi đây.

Các chuyên gia tư vn tham gia chương trình

Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Văn Hiến và Hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech.

Khan hiếm ngun nhân lc

Thông tin chi tiết về nhóm ngành khoa học máy tính, ThS. Phùng Quán (Trưởng phòng Thông tin truyền thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM) cho biết trong sự phát triển của CNTT và thời kỳ chuyển đổi kỷ nguyên số, nhu cầu nhân lực của nhóm ngành này đòi hỏi ngày càng cao và nhiều, xuất hiện ở nhiều lĩnh vực. Nếu như năm 2019, cần 300 ngàn nhân lực thì năm 2020, dự kiến là 400 ngàn nhân lực, và năm 2021 con số này khoảng 500 ngàn nhân lực. Hiện tại, nhóm ngành này có rất nhiều trường đào tạo với 8 ngành chủ lực: Khoa học máy tính; mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; kỹ thuật phần mềm; hệ thống thông tin; kỹ thuật máy tính; công nghệ kỹ thuật máy tính; CNTT; an toàn thông tin. Tại TP.HCM, 8 ngành này có khoảng 100 trường ĐH, CĐ đào tạo với những mức điểm chuẩn và chỉ tiêu khác nhau. Người học cần cân nhắc vào năng lực, khả năng để chọn trường phù hợp. Tương tự, nhóm ngành mỹ thuật ứng dụng bao gồm những ngành như thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang và thiết kế mỹ thuật sân khấu. Mỗi năm có khoảng 10 ngàn chỉ tiêu đào tạo trong nhóm ngành này, với nhiều trường đào tạo nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội. “Phương thức tuyển sinh trong hai nhóm ngành trên đều rất đa dạng, với nhiều hình thức từ học bạ, điểm thi THPT quốc gia, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM cho đến các kỳ thi riêng. Quan tâm đến trường nào thì người học cần chú ý tìm hiểu kỹ về các phương thức tuyển sinh của trường đó để có sự lựa chọn phù hợp, tăng khả năng đậu vào trường”, ThS. Quán lưu ý. 

Trong khi đó, TS. Nguyễn Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị Tri thức, Sở KH-CN TP.HCM) lại đưa ra những tố chất, yêu cầu cần có để theo học với từng nhóm ngành. Cụ thể, ở nhóm ngành khoa học máy tính, TS. Tùng cho hay, tố chất đầu tiên cần ở người học là năng lực phân tích, khả năng tập trung, hợp tác với người khác, biết tư duy đặt câu hỏi, năng lực giải quyết vấn đề, tập nhìn vấn đề ở nhiều khía cạnh. Riêng nhóm ngành mỹ thuật ứng dụng yêu cầu thêm năng lực thẩm mỹ sáng tạo, khả năng cá nhân hóa trong từng sản phẩm. “Nói như thế không có nghĩa là nếu chưa có những điểm này thì không theo học được. Những tố chất này các em có thể rèn luyện mỗi ngày ở trường lớp, gia đình, bạn bè để hoàn thiện mình, qua đó chọn được một ngành phù hợp”, TS. Tùng nói.

Giao thoa gia công ngh, k thut và nhân văn

“Các ngành khoa học ngày nay đều có sự hiện diện của khoa học xã hội. Hiện nay CNTT và khoa học xã hội đang gần nhau hơn bao giờ hết”, ThS. Trần Nam (Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) nhìn nhận. Theo ThS. Nam, trong bối cảnh thông tin và khoa học dữ liệu phát triển thì ngành an toàn thông tin (quản lý thông tin) đang rất cần thiết. Ngành học này thích hợp với những ai thích khám phá, luôn đặt câu hỏi rằng các dữ liệu này có ý nghĩa gì, có khả năng nhìn bao quát, đọc được những ý tưởng đằng sau số liệu. “Ngành an toàn thông tin có sự giao thoa giữa thông tin, CNTT và truyền thông bên cạnh các nền tảng kiến thức xã hội, với cơ hội việc làm rất rộng, từ phân tích dữ liệu, quản lý dữ liệu, thu thập dữ liệu, nghiên cứu thị trường, an toàn thông tin, quản lý thông tin, truyền thông…”, ThS. Nam cho biết.

Ngôn ng là “vũ khí” chinh phc ngh nghip

Đó là khẳng định của chuyên gia tâm lý Tô Nhi A trong chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến năm 2020 “STEP UP YOUR FUTURE” với chủ đề “Nhu cầu nhân lực nhóm ngành ngôn ngữ” do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) tổ chức. Theo bà Nhi A, ngoài tấm bằng ĐH, ngôn ngữ chính là một “vũ khí” để người học chinh phục nghề nghiệp trong thời đại toàn cầu hóa. Trước băn khoăn của học sinh về việc nên học một ngôn ngữ mới hay học một ngành học mình yêu thích, bà Nhi A chỉ ra, người học cần nhìn ra sự liên quan giữa công cụ, phương tiện làm việc với ngành mà mình đang muốn theo đuổi. Phải trả lời được xu hướng nghề nghiệp của mình là gì, mình muốn làm nghề liên quan đến ngôn ngữ hay là một nghề ngoại giao, kinh doanh, giảng dạy… Bên cạnh đó cũng phải xác định mục tiêu, tự lượng sức mình rằng “năng lực học tập của mình ở đâu để theo đuổi ngôn ngữ cho phù hợp”.

Trong khi đó, TS. Võ Văn Thành Nhân (Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế, UEF) đưa ra một thực tế, trong bối cảnh hội nhập văn hóa hiện nay, học sinh dễ dàng “say mê” văn hóa, ngôn ngữ nước ngoài từ phim ảnh, truyện nhưng không biết năng lực học ngôn ngữ đó có phù hợp không. “Trước khi quyết định học thêm một ngôn ngữ mới, các em nên xem những bộ phim có phụ đề để hiểu hơn về văn hóa, ngôn ngữ đó”, TS. Nhân khuyên. Để vượt qua “nỗi sợ” khi học ngôn ngữ mới, nhất là trước những ngôn ngữ tượng hình, lời khuyên mà TS. Nhân đưa ra là người học cần phải định hướng được công việc cho mình. Khi đã có mục đích, quyết tâm, dành hết tâm huyết thì khó khăn sẽ không còn là trở ngại.

Một ngành học chiến lược khác trong nhóm ngành khoa học máy tính là thương mại điện tử, theo ông Trần Mạnh Thái (Trưởng phòng Truyền thông Trường ĐH Văn Hiến), đây là lĩnh vực cần thiết hỗ trợ con người trong thời đại số. “Thương mại điện tử là ngành học mới được đào tạo tại Trường ĐH Văn Hiến, trang bị kiến thức, kỹ năng, năng lực nghề nghiệp về thương mại ứng dụng trên web, đưa ra những giải pháp để doanh nghiệp sử dụng cung ứng hàng hóa cho xã hội. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực này rất rộng nhưng cũng đòi hỏi người học phải học tập như thế nào, thái độ học tập ra sao phù hợp với xã hội”, ông Thái chia sẻ.

Ở lĩnh vực CNTT, ThS. Phùng Quán chia sẻ, ngành CNTT có nhiều hình thức, nhiều phương thức đào tạo khác nhau ở từng môi trường đào tạo như chương trình đào tạo thường, chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình liên kết quốc tế. Các chương trình đào tạo gần như giống nhau, người học cần phải tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn môi trường học tập phù hợp. Ngoài ra, trong lĩnh vực khoa học máy tính gắn với kỷ nguyên số và xã hội, một số ngành như truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng… cũng có sức ảnh hưởng và nhận được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, theo ThS. Quán, dù nguồn nhân lực trong lĩnh vực này rất cần nhưng không phải ai cũng có việc làm nếu bản thân học không tốt về ngoại ngữ.

Bài, ảnh: Yến Hoa