Thứ năm, 20/2/2020, 21h09

Chọn nghề đúng đam mê sẽ phát huy tốt năng lực

Hc ngh sau THCS hin vn chưa đưc hiu đúng mt b phn ph huynh, trong khi chương trình có rt nhiu ưu đim, phù hp vi điu kin kinh tế, năng lc ca ngưi hc.

Hc sinh Trưng TC ngh K thut - Công ngh Hùng Vương thc hành ngh công ngh ô tô

Theo đó, tốt nghiệp THCS, học sinh hoàn toàn yên tâm chọn trường TC nghề để học và chỉ mất từ 1-2 năm (nếu không có nhu cầu học văn hóa) là các em có thể lấy bằng TC, sau đó dễ dàng xin việc làm. Hoặc vào trường TC nghề, các em đăng ký học văn hóa để đủ điều kiện thi THPT quốc gia cũng như học tiếp lên các bậc học cao hơn.

TS. Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách khoa TP.HCM) cho biết học TC nghề là một lựa chọn tốt cho các em học sinh đã “ngán” học văn hóa. Bởi học ở trường nghề, thời lượng thực hành là chủ yếu, từ 60-70% nên phù hợp với các em. Ngoài ra, dù không học văn hóa nhưng với thời gian đào tạo chuyên môn, kỹ năng ở trường, các em đủ tự tin để tham gia thị trường lao động. Cái lợi nữa là học TC nghề rút ngắn được thời gian, sớm tham gia thị trường lao động và không phải đóng học phí. “Phụ huynh hãy để con em lựa chọn, quyết định chọn nghề, chọn trường cho mình theo năng lực và sở thích, hạn chế khả năng bỏ học giữa chừng vì không theo kịp chương trình. Qua đó không phải uổng phí thời gian và tài chính”, ông Sáng khuyên. Trong khi đó, bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật - Công nghệ Hùng Vương) cho rằng, không phải cứ học nghề sau THCS là các em học yếu. Đánh giá của một số người như thế là chưa thực chất, còn phiến diện. Thực tế có nhiều em học văn hóa rất tốt nhưng vì lý do khách quan mà các em phải chọn học nghề. Riêng số em còn hạn chế về học lực, giáo viên nỗ lực kèm cặp, động viên và các em thực sự đã vươn lên. Ở môi trường vừa học nghề vừa học văn hóa, các em sẽ phát huy tốt năng lực nếu lựa chọn nghề học đúng sở trường, đam mê, từ đó sẽ không thấy quá áp lực với chương trình học văn hóa 7 môn.

“Hc TC ngh là mt la chn tt cho các em hc sinh đã “ngán” hc văn hóa. Bi h trưng ngh, thi lưng thc hành là ch yếu, t 60-70% nên phù hp vi các em”, TS. Đng Văn Sáng (Hiu trưng Trưng TC Bách khoa TP.HCM) cho biết.

Bà Thủy cho biết thêm, để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, ngay từ đầu giáo viên phải theo dõi sát tình hình học tập, đồng thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các em. Giáo viên và phụ huynh luôn kết nối, thông báo hàng ngày, hàng tuần tình hình học tập của các em. Nếu các em có biểu hiện lơ là và không hứng thú với nghề đang theo học thì có thể ngồi lại chia sẻ, tìm cái chung và tạo điều kiện để chuyển đổi nghề mới tại trường theo nguyện vọng. Ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) nhìn nhận, phân luồng sau THCS là chủ trương đúng và thuận lợi, tạo điều kiện tốt nhất cho người học sớm có công việc và tiết kiệm chi phí; đặc biệt là có thể học lên cao hơn nếu có nhu cầu. Theo đó, ông Sự phân tích, sau THCS nếu muốn lấy bằng ĐH phải mất đến 7 năm (3 năm THPT và 4 năm ĐH), thêm nữa phải mất một khoản chi phí quá lớn. Trong khi học TC nghề chỉ mất 3 năm (không đóng học phí), lại có được bằng THPT và chỉ mất thêm 2 năm nữa nếu học liên thông.

Ở góc độ là chuyên gia dự báo nhân lực, ông Trần Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) định hướng: “Mục tiêu cuối cùng của việc học là tìm kiếm một công việc ổn định để tự nuôi sống bản thân và gia đình. Vì vậy không nhất thiết phải vào ĐH bằng mọi cách để rồi uổng phí thời gian và tiền bạc nếu phải bỏ dở giữa chừng rồi quay lại học nghề. Hơn nữa, bằng cấp cao sẽ không có giá trị nếu thiếu đi những kỹ năng mềm”.

Bài, ảnh: T.Anh