Thứ ba, 9/6/2020, 19h18

Chọn trường học phù hợp với bản thân

Va qua, ti Trưng THPT Nguyn Du (Q.10) và Trưng Trung hc Thc hành Sài Gòn (Q.5) đã din ra chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh - Sáng tương lai” năm 2020 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp cùng S GD-ĐT TP.HCM t chc, vi s đng hành ca Trưng ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Trưng ĐH Công ngh TP.HCM.

Hc sinh lp 12 Trưng THPT Nguyn Du trao đi thông tin ngành ngh đào to vi đi din các trưng ĐH ti chương trình tư vn

Tại chương trình, các chuyên gia tư vấn lưu ý các em học sinh lớp 12: Trong phương thức xét tuyển bằng học bạ, dù được sử dụng gần như đại trà song mỗi trường ĐH lại có cách riêng để chọn lựa thí sinh.

“Siết” xét tuyn bng hc b

Trong đề án tuyển sinh chính thức vừa được Trường ĐH Luật TP.HCM công bố, năm 2020, trường dành tối thiểu 75% trong tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT; 25% chỉ tiêu còn lại trường áp dụng cho phương thức tuyển thẳng dành cho các nhóm đối tượng học sinh khác nhau. Đáng chú ý, với đối tượng học sinh trường THPT chuyên, năng khiếu; học sinh thuộc các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng năm 2020 của ĐH Quốc gia TP.HCM trong phương thức tuyển thẳng, Trường ĐH Luật TP.HCM  sử dụng nhiều điều kiện về xét học bạ đi kèm, bao gồm: Kết quả học bạ năm lớp 10, 11, 12 đạt từ giỏi trở lên; điểm trung bình tổ hợp 3 môn xét tuyển trong 5 học kỳ (học kỳ I, học kỳ II lớp 10; học kỳ I, học kỳ II lớp 11; học kỳ I năm lớp 12) đạt từ 21 điểm trở lên. “Việc trường sử dụng nhiều điều kiện về học bạ đi kèm trong phương thức tuyển thẳng nhằm mục đích đánh giá một cách khách quan, công bằng và đầy đủ nhất năng lực của học sinh. Đây cũng là cơ hội để những học sinh thực sự có năng lực, yêu thích các ngành học tại trường. Từ ngày 15-6 đến ngày 31-7, trường nhận hồ sơ của phương thức xét tuyển này”, ThS. Phạm Tiến Dũng (đại diện Phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM) thông tin. Tương tự, trong phương thức xét tuyển bằng học bạ mới vừa công bố, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng đã “phân khúc” ra từng đối tượng học sinh để áp dụng phương thức này. Cụ thể, với học sinh trường THPT chuyên, điểm trung bình học bạ 5 học kỳ (trừ học kỳ II lớp 12) trong tổ hợp 3 môn xét tuyển đạt từ 6,0 trở lên; học sinh trường THPT top 200 thì số điểm trung bình cần đạt là từ 6,5 trở lên; học sinh các trường THPT còn lại cần phải đạt điểm trung bình là 7,0.

Năm đầu tiên sử dụng phương thức xét tuyển học bạ, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cũng dành tới 30% tổng chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức này. Phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm 50%, còn lại là phương thức xét tuyển thẳng. Riêng ở phương thức xét học bạ, ThS. Trần Minh Tuấn (Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM) thông tin, trường áp dụng điểm trung bình học bạ 5 học kỳ (trừ học kỳ II lớp 12) ở tổ hợp 3 môn xét tuyển đối với học sinh tốt nghiệp năm 2020 và 6 học kỳ đối với học sinh tốt nghiệp năm 2019, 2018 đạt từ 7,5 điểm trở lên.

Trong khi đó, mùa tuyển sinh năm 2020, Trường ĐH Việt Đức dành tới 70% tổng chỉ tiêu mỗi ngành đào tạo cho phương thức xét tuyển điểm kỳ thi riêng. Điểm mới trong đề án tuyển sinh năm nay của trường là ngoài phương thức xét tuyển thẳng (chiếm 15% chỉ tiêu), trường sử dụng thêm phương thức xét học bạ. TS. Vũ Quốc Huy (Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Việt Đức) cho hay, hình thức xét học bạ trường chỉ áp dụng đối với học sinh ở một số trường THPT (trường chuyên, trường top). Dù áp dụng hình thức xét học bạ nhưng học sinh vẫn phải đảm bảo các tiêu chí về điều kiện tiếng Anh đầu vào như điểm IELTS đạt 5.0 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương, đạt ít nhất 7.5 điểm môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi riêng của trường được dời thời gian tổ chức đến ngày 18 và 19-7 thay vì tháng 5 như dự kiến. “Dạng thức đề thi kiểm tra năng lực TestAs do Viện Khảo thí của Đức xây dựng hoàn toàn bằng tiếng Anh, tập trung vào mục đích đánh giá các kỹ năng nhận biết, tư duy suy luận logic và xử lý vấn đề”, TS. Huy cho biết.

Quan trng là s phù hp

Việc phân bổ lại chỉ tiêu trong từng phương thức xét tuyển, đa dạng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là sử dụng thêm phương thức xét tuyển học bạ đã tạo ra cơ hội không nhỏ cho học sinh lớp 12 trong mùa tuyển sinh năm nay. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tư vấn cho rằng các em cần phải cẩn trọng trong việc tận dụng các cơ hội xét tuyển sao cho hiệu quả, chất lượng và nhất là phải có sự phù hợp. “Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là sự thay đổi của các ngành nghề. Cánh cửa vào ĐH bây giờ rất rộng, các em có thể bước vào bằng nhiều con đường khác nhau. Điều quan trọng không phải là vào được ĐH mà là vào được trường ĐH phù hợp, học được ngành nghề phù hợp. Việc phù hợp này phải xuất phát từ chính việc các em sử dụng các phương thức xét tuyển như thế nào, đăng ký nguyện vọng ra sao”, ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nguồn nhân lực) lưu ý.

Đề cập đến câu chuyện có nhiều học sinh (và cả phụ huynh) có xu hướng chọn lựa những ngành học mình không yêu thích, điểm số thấp ở những trường ĐH lớn để “lấy oai”, ThS. Cao Quảng Tư (Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn) cho hay, việc chọn lựa này rất nguy hiểm bởi không xuất phát từ niềm yêu thích. Trong chọn lựa môi trường học tới đây, các em đừng quá đặt nặng việc chọn trường lớn hay trường nhỏ, càng không nên đặt nặng ngành học “hot” hay chạy theo xu hướng. “Quan trọng hơn cả vẫn là sự phù hợp với chính các em, về cả năng lực, sở trường, đam mê, điều kiện kinh tế gia đình và ý chí của bản thân. Ngay cả khi học ở một môi trường bình thường, một ngành học bình thường nhưng nếu các em có ý chí thì vẫn thành công”, ThS. Tư nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa