Thứ sáu, 2/7/2021, 17h05

Chủ động tâm lý, tránh sa vào thông tin tiêu cực

Hin TP.HCM đã xây dng kế hoch t chc k thi tt nghip THPT năm 2021 trong đt 1, còn k thi tuyn sinh 10 d kiến t chc sau k thi tt nghip THPT...


Hc sinh lp 9 và lp 12 cn chun b tâm lý tt trong mi tình hung (nh minh ha)

Trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, nhiều chuyên gia và giáo viên cho rằng điều quan trọng nhất là học sinh (HS) phải ổn định tâm lý, xây dựng lại thói quen sinh hoạt để bước vào kỳ thi một cách tự tin nhất.

Chun b tâm lý tht tt trong mi tình hung

Chuyên gia tâm lý Hoàng Sĩ Đăng nhìn nhận, so với năm 2020, năm nay dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn nên tâm lý của HS và phụ huynh cũng căng thẳng hơn. “Các em HS lớp 12 đã có thời gian dài ôn luyện trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh. Đối với những em có ý thức tự giác cao thì thời gian ôn luyện trực tuyến sẽ giúp các em chủ động hơn về kiến thức. Tuy nhiên, đối với những HS chưa tự giác thì thời gian tự học ở nhà lại không hiệu quả. Do vậy, bước vào kỳ thi nhiều HS sẽ rất lo lắng”, ông Đăng cho biết.

Ông Đăng phân tích, trong tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM phức tạp như hiện nay, việc Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra kế hoạch tổ chức thi tốt nghiệp THPT trong đợt 1 theo đúng tinh thần của Bộ GD-ĐT sẽ giúp HS có sự chủ động hơn trong việc chuẩn bị tâm lý, tinh thần, hệ thống lại kiến thức, không bị động trong mọi tình huống. Điều cần thiết lúc này là các em cần tiếp tục duy trì thói quen học tập, sinh hoạt điều độ, khoa học, chỉ ở nhà, thực hiện đúng các nguyên tắc 5K. “12 năm học, đây là thời điểm, là bước ngoặt, các em phải hiểu được tính quan trọng của kỳ thi. Vì vậy, các em cần chủ động nhiều hơn trong kết nối với thầy cô ở những kiến thức còn hổng, chủ động thông báo tình hình sức khỏe đến giáo viên chủ nhiệm”, ông Đăng khuyên. Về phía phụ huynh, ông Đăng lưu ý phụ huynh hãy là “thành trì vững chắc”, làm chỗ dựa tinh thần, động viên con trong thời gian này. “Phụ huynh đừng nên đặt áp lực cho con phải đạt kết quả thế này, thế kia. Hãy động viên con học tập, rèn luyện điều độ mỗi ngày, kết nối con với các trò chơi giải trí lành mạnh”, ông Đăng nói.

Trong khi đó, cô Nguyễn Phương Tâm (giáo viên Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận) cho hay, điểm yếu của HS lớp 12 khi học trực tuyến là không “kiểm soát được hành vi sử dụng mạng xã hội”. Tức là, với điện thoại, máy tính kết nối mạng bên cạnh, nhiều em sẽ khó cưỡng lại với Facebook, lướt web, coi phim... “Tôi vẫn thường nói với HS là cô không thể nào “với tay” đến nhà lay gọi, thúc giục các em chú tâm vào học khi cô trò cách nhau qua màn hình trực tuyến. Không gì khác là chính các em phải có ý thức tự giác, nhất là khi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đang đến rất gần”, cô Tâm chia sẻ. Ngoài tính tự giác trong học tập, theo cô Tâm, mỗi HS còn phải tự giác trong xây dựng thời gian biểu sinh hoạt, rèn luyện một cách khoa học, điều độ, cố gắng thức dậy sớm để cơ thể thích ứng với thời gian thi, bước vào kỳ thi tốt nhất, ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Thời điểm này các em không nên giải đề quá nhiều mà cần hệ thống kiến thức, xem lại kiến thức trong mỗi môn học, tránh tìm kiến thức mới sẽ gây hoang mang. Nắm thật chắc các kiến thức cơ bản, chủ động trao đổi với giáo viên nếu còn chưa hiểu phần kiến thức nào. Đặc biệt, cô Tâm lưu ý vai trò của phụ huynh trong lúc này là hết sức quan trọng. Động viên, nhắc nhở thường xuyên HS sử dụng điện thoại thông minh đúng mục đích, cập nhật các thông tin về dịch bệnh một cách chính xác…

Đối với HS lớp 9, do tình hình dịch bệnh nên kỳ thi tuyển sinh 10 phải dời lại, dự kiến diễn ra sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Việc học trực tuyến trong thời gian dài và chờ đợi kỳ thi tác động không nhỏ đến tâm lý HS. Cô Lê Thị Thúy Vân (giáo viên Trường THCS Lữ Gia, Q.11) thừa nhận, hiện nay HS có tâm lý mệt mỏi, lo lắng, một số em lơ là trong việc học. Nhiều phụ huynh cũng lo lắng khi dịch bệnh kéo dài khiến con họ chủ quan, quên bài vở. “Các em hãy tự nhắc nhở mình hướng đến các nguyện vọng đã chọn để cố gắng đạt được. Tích cực ôn luyện, luôn trong tâm thế sẵn sàng để khi có lịch thi chính thức sẽ không bị động. Phụ huynh hãy thường xuyên nhắc nhở, động viên con cố gắng ôn tập; tuyệt đối không la rầy, trách mắng, gây áp lực cho con, lưu ý bồi dưỡng sức khỏe, hỗ trợ con sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi một cách khoa học”, cô Vân lưu ý.

Không “sa ly” vào các thông tin tiêu cc

Trong điều kiện thành phố thực hiện Chỉ thị 10 để phòng chống dịch, HS ôn tập trực tuyến kéo dài, tâm lý muốn kết nối với bạn bè thông qua mạng xã hội gia tăng. Chính điều này, theo các giáo viên và chuyên gia, có thể dẫn đến việc HS “sa lầy” vào các thông tin tiêu cực. “Thông tin tiêu cực ở đây không chỉ là về dịch bệnh từ các trang tin không chính thống mà còn đến từ các nguồn thông tin ôn luyện trên mạng xã hội như “luyện thi bảo đảm đậu”, “luyện thi trúng tủ, bao đậu”… mà xao nhãng việc học dẫn đến hậu quả xấu”, thầy Trần Văn Đúng (giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1) cho biết. Theo thầy Đúng, để tránh “sa lầy” vào ma trận kiến thức, HS lớp 9 và lớp 12 cần theo lời khuyên của nhà trường, giáo viên khi tham gia học tập cũng như thi cử. Không nên thức học bài quá khuya hay lướt mạng quá nhiều, không nên quan tâm thái quá đến tình hình dịch bệnh hay nghe theo lời dụ dỗ của những trung tâm luyện thi, tùy theo sức của mình, mạnh dạn trao đổi, hỏi thêm giáo viên bộ môn và bạn bè. Cần nhớ ngày thi, giờ thi và nhờ cha mẹ giúp đỡ.

CN TĂNG THÊM S LƯNG ĐIM THI

Tôi luôn mong muốn kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra khi TP.HCM không có ca mắc Covid mới hoặc dịch bệnh có chiều hướng giảm. Nhưng điều tôi mong muốn nhất vẫn là sự an toàn của đội ngũ cán bộ, giáo viên coi thi, chấm thi, thí sinh và phụ huynh. Ai cũng có thể bị nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác nếu chúng ta không tuân thủ theo nguyên tắc 5K. Để kỳ thi tại TP.HCM diễn ra an toàn, tôi cho rằng cần giãn cách tối đa khoảng cách thí sinh trong một phòng thi (giảm số thí sinh/phòng thi), tăng nhiều điểm thi để phụ huynh không tập trung quá đông khi đưa đón con. Cần rà soát và yêu cầu các đối tượng tham gia kỳ thi khai báo trung thực, kịp thời. Nâng cao khả năng quan sát tình hình sức khỏe thí sinh trong phòng thi để kịp thời xử lý…

Trn Văn Đúng 
(giáo viên Trưng THPT Lương Thế Vinh, Q.1)

Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Hoàng Sĩ Đăng khuyên, để hài hòa giữa việc học và giữ gìn sức khỏe, tâm lý trong mùa dịch cũng như không “lạc lối” trên mạng xã hội, HS nên tìm đến các kênh giải trí lành mạnh như đọc sách, nghe nhạc, tập thể dục vừa phải... “Nhu cầu kết nối của HS trong lúc này là rất lớn thông qua Facebook, Zalo… Tuy vậy, các em cần có sự chọn lọc thông tin, tìm kiếm những thông tin tích cực, kết nối với bạn bè tích cực. Tuyệt đối không nên bói đề thi, đoán đề thi. Mọi thông tin về dịch bệnh, về kỳ thi, các em nên theo dõi, tiếp nhận từ nhà trường, giáo viên để có sự chuẩn bị thật tốt”, ông Đăng cho biết.

Bài, ảnh: Yến Hoa