Thứ sáu, 20/5/2022, 16h26

Chuyển đổi số giáo dục mầm non: Tăng hiệu quả kết nối phụ huynh và nhà trường

Các cơ s giáo dc mm non TP.HCM đã mnh dn thc hin chuyn đi s trong chăm sóc, giáo dc tr và đt đưc nhiu hiu qu tích cc, đc bit trong bi cnh dch Covid-19.


Các cơ s giáo dc mm non trên đa bàn TP.HCM đã tích cc chuyn đi s

Hiu ng chuyn đi s giáo dc mm non

Bà Phạm Thị Minh Nguyệt - Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp thông tin, chuyển đổi số giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm được quận triển khai trong năm học 2021-2022 với các “đầu việc” như ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý, xây dựng hệ thống học liệu điện tử, số hóa dữ liệu giáo dục, xây dựng thư viện dữ liệu các hoạt động giáo dục chăm sóc trẻ…

Để thực hiện hiệu quả, quận chú trọng việc truyền thông nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên đồng thời thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong tuyển sinh đầu cấp, phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ…

“Ứng dụng chuyển đổi số đã giúp công tác giáo dục, chăm sóc trẻ đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19 từ năm 2020. Khi đó, phòng giáo dục quận đã xây dựng kênh Youtube “Ngôi nhà bé thơ Gò Vấp” - tạo ra kho học liệu mở không chỉ chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục mầm non trong và ngoài quận mà còn thông tin đến phụ huynh việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong thời gian trẻ ở trường, giúp phụ huynh hiểu và an tâm hơn. Đồng thời đây cũng được xem là kênh thông tin hướng dẫn phụ huynh cách phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ…”, bà Nguyệt chia sẻ.

Thực hiện việc ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục mầm non theo Đề án “Chuyển đổi số ngành giáo dục đào tạo TP.HCM giai đoạn 2021-2025”, Trường Mầm non Thành phố đã mạnh dạn đầu tư hạ tầng kết nối mạng, đường truyền internet tốc độ cao, trang bị thiết bị cho phòng làm việc, phòng chức năng và các nhóm lớp. Hiệu trưởng Mai Yến Hằng cho hay, hiện nay thông qua ứng dụng eNetViet, nhà trường đã thực hiện việc kết nối gia đình, nhà trường, điều hành đơn vị qua hình thức trực tuyến như điểm danh, đơn xin nghỉ học trực tuyến… “Thay đổi đã giúp hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng hiệu quả, kịp thời. Mọi hoạt động chăm sóc trẻ được công khai, minh bạch giúp công tác phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ đạt hiệu quả cao”, cô Hằng nhìn nhận.

Trong khi đó, Trường Mầm non Hoạ Mi 2 (Q.5) lại thực hiện thí điểm ứng dụng chuyển đổi số trong thông tin liên lạc tại trường và đạt được nhiều tín hiệu tích cực. Đến nay, trường đã hoàn thiện cập nhật hồ sơ chính xác cho toàn thể cán bộ, giáo viên và phụ huynh, học sinh. Cô Nguyễn Thị Hồng Quế - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường đều đăng tải hình ảnh hoạt động của nhóm, lớp, khuyến khích phụ huynh tham gia đăng tải hoạt động.

Thông qua thí điểm này, công tác quản lý nhà trường thuận lợi, hoạt động thông tin của trường được truyền tải đến phụ huynh, học sinh một cách nhanh chóng. Phụ huynh cũng có thể theo dõi biểu đồ chiều cao, cân nặng của con theo từng tháng, theo dõi các hoạt động của nhà trường.

Đặc biệt, với tính năng điểm danh phụ huynh có thể nhận được thông tin về giờ vào lớp hàng ngày của con, có thể gửi đơn xin nghỉ học trực tuyến mà không phải gọi điện, nhắn tin riêng cho cô. Đây là kênh truyền thông rất hiệu quả của nhà trường đến phụ huynh.

Đã s hóa toàn b

UBND TP.HCM mới đây đã ban hành Kế hoạch Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số ngành giáo dục đào tạo TP.HCM giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, đặt mục tiêu chung sự phát triển công nghệ là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục, xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số.

UBND TP đặt ra các giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện kế hoạch, bao gồm: Tăng cường các điều kiện, đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo; Phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học; Phát triển, ứng dụng các nền tảng số phục vụ dạy học và triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số; Triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo và cơ sở dữ liệu ngành; Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, đào tạo bồi dưỡng năng lực số cho đội ngũ và người học; Huy động nguồn lực tham gia ứng dụng CNTT và chuyển đổi số; Triển khai, thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành giáo dục.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT, hiện tại ngành giáo dục thành phố đã số hóa toàn bộ hồ sơ của 465 đơn vị trường mầm non công lập và 858 đơn vị trường mầm non tư thục. Kế hoạch chuyển đổi số ở bậc mầm non thành phố giai đoạn 2022-2025 chia thành 3 giai đoạn:

Ở Giai đoạn 1 sẽ hoàn thành trước khi kết thúc năm học 2021-2022; Giai đoạn 2 hoàn thành trước năm 2023, đảm bảo 100% cán bộ giáo viên, nhân viên được quản lý bằng hồ sơ số, 100% trẻ mầm non được quản lý bằng hồ sơ số với mã định danh duy nhất, xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo…; Giai đoạn 3 phát triển quy mô dữ liệu trong quản lý 2023-2025 với việc xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên hỗ trợ giảng dạy, học liệu số, bài giảng điện tử mầm non, xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu về thư viện và thư viện điện tử của cơ sở giáo dục mầm non…


Vic chuyn đi s giúp nâng cao cht lưng, hiu qu chăm sóc và giáo dc tr, kết ni ph huynh

Đánh giá việc chuyển đổi số giáo dục mầm non giúp các cơ sở giáo dục mầm non dễ dàng kết nối, nâng cao hiệu quả giáo dục, chăm sóc trẻ, đặc biệt trong thời gian trẻ phải nghỉ học ở nhà do dịch Covid-19. Dù vậy, bà Bùi Thị Minh Nguyệt - Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp chia sẻ, nhiều cơ sở giáo dục mầm non còn thiếu người đảm nhận vai trò quản trị viên. Một số trường liên tục thay đổi quản trị viên nên phải đào tạo lại quy trình sử dụng phần mềm; Trình độ tin học của một số Quản trị viên ở một số trường còn yếu, chưa thông thạo quy trình nghiệp vụ trên hệ thống…

“Phòng GD-ĐT đề xuất Sở GD-ĐT đưa ra các giải pháp nâng cấp, cải thiện quy trình khai báo dữ liệu trên hệ thống phần mềm để các đơn vị dễ dàng làm quen và thực hiện hơn…”, bà Nguyệt kiến nghị.

Đ Giang Quân