Thứ năm, 25/5/2023, 10h32

Chuyển đổi số giáo dục thực tế còn nhiều khó khăn

Sau hơn mt năm trin khai chuyn đi s giáo dc, nhiu nhà qun lý giáo dc đã ch ra nhiu rào cn trong quá trình thc hin cn phi đưc khc phc, đ làm sao kết qu đt như k vng.


Cn nâng cao năng lc s cho giáo viên đ quá trình chuyn đi s giáo dc đt hiu qu như k vng (nh minh ha)

Chú trng nâng cao năng lc s cho giáo viên, cán b qun lý

Tại Hội thảo “Phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong kỷ nguyên số” do Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM tổ chức mới đây, TS. Vũ Quảng (quyền Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM) cho rằng trong bối cảnh hiện nay, phát triển của khoa học công nghệ vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đặt ra cho đội ngũ nhà giáo. Ngày 25-1-2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” nhằm tạo ra đột phá trong đổi mới hoạt động GD-ĐT. Một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã được nêu ra là phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số trong hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá học sinh, trong đó có các yêu cầu như phát triển kho học liệu số dùng chung, ứng dụng các nền tảng số phục vụ dạy học, triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số. Mặc dù vậy, thực tế triển khai chuyển đổi số tại TP.HCM và nhiều địa phương trong thời gian qua luôn bộc lộ các điểm yếu, hạn chế, trở thành rào cản khi thực hiện chuyển đổi số giáo dục.

Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực đối với 208 hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn TP.HCM và 16 tỉnh/thành lân cận từ đầu năm 2023 đến nay, ThS. Phan Tấn Chí (Khoa Quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM) thông tin, kết quả khảo sát cho thấy dẫn đầu bảng xếp hạng các nhu cầu cần bồi dưỡng đối với hiệu trưởng là hiểu biết về công nghệ giáo dục. Kế đó là các vấn đề về năng lực an ninh mạng. Đây là vấn đề được nhiều hiệu trưởng quan tâm do liên quan công tác quản trị nhà trường như nguy cơ mất dữ liệu, bị tấn công mạng, an toàn trong quản lý kiểm tra, thi cử của học sinh. Một số nhu cầu khác cũng được người đứng đầu các đơn vị trường học quan tâm như năng lực tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số, chọn lựa và sử dụng hiệu quả hệ sinh thái giáo dục, phân tích dữ liệu và lập kế hoạch chuyển đổi số… “Kết quả khảo sát cho thấy rõ ràng các nhà quản lý giáo dục đã nhận thức được rất rõ vai trò của việc bồi dưỡng về công nghệ thông tin khi thực hiện chuyển đổi số. Điều này là đáng mừng. Tuy nhiên, nhiều trường hiện nay muốn tận dụng mạng xã hội để tạo ra kết nối giữa các bên liên quan trong trường học nhưng thiếu kiến thức và kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh nên trở thành điểm yếu trong công tác quản lý”, ThS. Phan Tấn Chí nhìn nhận.


Chuyn đi s giáo dc sau mt năm trin khai vn còn gp nhiu khó khăn (nh minh ha)

PGS.TS Chu Cẩm Thơ (Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, giao quyền chủ động cho nhà trường xây dựng chương trình giáo dục phù hợp điều kiện thực tế của đơn vị, đặc biệt trong việc kiểm tra đánh giá. Nếu tận dụng được năng lực số vào trong kiểm tra đánh giá học sinh thì không những giúp phát huy năng lực người học mà còn khiến việc học hành trở nên bớt áp lực hơn rất nhiều. “Học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường than thở rằng thi cử hiện nay mệt quá. Bởi các trường phổ thông đang duy trì thói quen ôn tập kiến thức cho học sinh theo đề cương. Nội dung nào đưa vào đề cương học sinh mới học, phần không có sẽ bị xem nhẹ. Giáo viên thường có tâm lý chờ hướng dẫn phạm vi ra đề thi chi tiết từ phòng và sở, yêu cầu tập trung nội dung kiến thức gì mới triển khai ôn tập cho học sinh. Song, nếu thực hiện đúng tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì trường học phải xây dựng ngân hàng đề thi với nhiều dạng câu hỏi, đánh giá toàn diện năng lực học tập của học sinh như tự luận, trắc nghiệm, lựa chọn đáp án, điền khuyết, kết hợp các công cụ đánh giá thường xuyên và định kỳ. Để làm được điều này, giáo viên phải nâng cao năng lực số để quản lý hệ thống, đảm bảo tính bảo mật và an toàn đối với thông tin cá nhân của học sinh”, PGS.TS Chu Cẩm Thơ chỉ rõ.

Đu tư đng b cơ s h tng, chính sách, cơ chế qun lý đ to môi trưng hc tp đa dng

Từ thực tế triển khai chuyển đổi số tại đơn vị, ThS. Nguyễn Thế Quang (Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ dạy và học, Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Thuận) chia sẻ, nhận thức về chuyển đổi số trong lực lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hiện nay còn mơ hồ, mỗi nơi có cách hiểu và triển khai khác nhau, còn đánh đồng giữa khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục. Thêm vào đó, hạ tầng công nghệ thông tin phát triển chưa đồng bộ, mới tập trung vào các phần mềm ứng dụng mà chưa chú trọng đầu tư phần cứng khiến hiệu quả các đề án triển khai chưa mang tính bền vững. “Phần lớn đội ngũ giáo viên hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, nhân lực chuyển đổi số thiếu về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt, một trong những lỗ hổng lớn nhất của ngành giáo dục là chưa quy định khung năng lực số cho giáo viên và cán bộ quản lý”, ThS. Nguyễn Thế Quang phân tích.

Từ năm học 2022-2023, tỉnh Hậu Giang thực hiện chính sách thu hút giáo viên các bộ môn tiếng Anh, tin học và nghệ thuật được áp dụng ở mức 50 triệu đồng/người với giáo viên tuyển dụng mới hoặc chuyển công tác từ các tỉnh/thành lân cận, cam kết dạy học ở Hậu Giang 5 năm trở lên. Tuy nhiên, bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng (Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang) cho biết, đến nay chỉ có hơn 10 giáo viên nhận hỗ trợ, chứng tỏ dù có chính sách nhưng nguồn tuyển còn khó khăn. “Trong bối cảnh nhân lực công nghệ thông tin trong trường học còn thiếu như hiện nay, nếu không có chính sách đãi ngộ, thu hút đội ngũ thì chuyển đổi số khó đạt mục tiêu như kỳ vọng. Thế nhưng, ngay cả khi có chế đội chính sách thì cần phải có chế độ đào tạo để đáp ứng được nhu cầu đó. Vì thế, song song với việc thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, để chuyển đổi số giáo dục đạt hiệu quả cần đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, thiết bị, chính sách, cơ chế quản lý để tạo môi trường học tập đa dạng, đáp ứng tối đa yêu cầu chương trình mới”, bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng nhìn nhận.

Bài, ảnh: Quang Long