Thứ tư, 7/4/2021, 16h47

Chuyển đổi số là câu chuyện bắt buộc và cấp bách

Chuyn đi s (CĐS) trong kinh doanh, sn xut đưc đánh giá s ti ưu hóa năng sut lao đng, tăng doanh s và li nhun cho các doanh nghip (DN). Năm 2021 là thi đim “vàng” cho DN CĐS, bi chương trình CĐS quc gia đưc khi đng t năm 2020 vi ba tr ct chính là Chính ph s, kinh tế s và xã hi s.


Hi quan TP.HCM đã nâng cao hiu qu hot đng nh áp dng công ngh vào điu hành, qun lý (nh minh ha)

Không chuyn đi s, doanh nghip có th… chết

Các chuyên gia nhận định, CĐS là quá trình chuyển đổi triết lý, mô hình, nguyên tắc, quy trình, cách thức mới thông qua sử dụng công nghệ, hạ tầng, nền tảng số trong DN nhằm kiến tạo những lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường. Người đứng đầu DN chính là người dẫn dắt CĐS. Tư duy và quyết tâm của lãnh đạo là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định thành công cho DN khi CĐS.

Ông Vũ Tuấn Anh - Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Tái cấu trúc doanh nghiệp và Chuyển đổi số doanh nghiệp (DR. SME) - cho biết, muốn CĐS thành công thì người đứng đầu DN phải là người chỉ huy trực tiếp hoạt động, phê duyệt nguồn lực và quan trọng phải là những kiến trúc sư quản trị sự thay đổi trong CĐS. Người đứng đầu cần thành lập ban CĐS bao gồm các chuyên gia tư vấn độc lập nhằm bổ sung năng lực và tri thức DN còn thiếu hoặc chuyên sâu để đảm bảo dự án thành công. Cuối cùng DN cần nhanh chóng đào tạo phát triển năng lực CĐS, đặc biệt về nhân lực, quy trình và dữ liệu.

Hiện nay có những nhìn nhận chưa đúng về CĐS, cho rằng chỉ công ty lớn mới có khả năng CĐS, CĐS cần vốn đầu tư lớn, CĐS chỉ do các chuyên gia công nghệ thực hiện, các công ty sản xuất truyền thống khó CĐS… Từ thực trạng này, ông Tuấn Anh khẳng định: “CĐS quan trọng nhất là tầm nhìn của người đứng đầu”.

“Những năm 2010, 2011 có một số hãng taxi phát triển đỉnh cao về doanh thu nhưng sau đó đã thất bại trước các đối thủ cạnh tranh do phớt lờ cảnh báo cần CĐS để phù hợp với bối cảnh công nghệ bùng nổ. Câu chuyện này cho thấy, dù là DN lớn hay nhỏ, nếu đi ngược với xu hướng và ngủ quên trên chiến thắng sẽ thất bại. Cũng từ câu chuyện này đặt ra câu hỏi CĐS bắt đầu từ đâu? Câu trả lời là từ chính khách hàng của mình. Khi khách hàng CĐS thì DN phải CĐS. Đây là câu chuyện bắt buộc và cấp bách trong thời điểm hiện tại và cả sau này”, ông Tuấn Anh nói.

Tại Việt Nam, chương trình CĐS quốc gia được khởi động từ năm 2020 với ba trụ cột chính là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; theo đó là các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể được đề ra. Đơn cử, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã phê duyệt chương trình hỗ trợ DN CĐS giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu từ nay đến năm 2025, 100% DN được nâng cao nhận thức về CĐS; tối thiểu 100 ngàn DN được nhận các hỗ trợ từ chương trình…

Trên cơ sở này, ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại - khẳng định, CĐS mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển cũng như đang bắt đầu quá trình CĐS. Năm 2021 là thời điểm “vàng” cho CĐS của Việt Nam. Điều này đòi hỏi các đơn vị, tổ chức, DN, cá nhân cần hành động ngay để khát vọng CĐS của Việt Nam sớm thành hiện thực.

“CĐS trong thời gian đầu có thể gặp khó khăn nhất định nhưng quan trọng là tâm lý, sự quyết tâm của người đứng đầu mỗi cơ quan, tổ chức, DN vì đây là xu hướng tất yếu của thế giới trong kinh doanh, quản lý. Nếu không bắt kịp CĐS sẽ là thiệt thòi. DN truyền thống sẽ không thể cạnh tranh với DN áp dụng CĐS”, ông Nguyễn Tuấn nói.

Chuyn đi s mt cách linh hot, sáng to

Hiện cả nước có khoảng 800.000 DN, trong đó DN nhỏ và vừa chiếm hơn 98%. CĐS đối với các DN nhỏ được xem là cả một chặng đường đầy gian nan bởi hạn chế về nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ sở hạ tầng, mạng lưới kết nối, chính sách…

Qua khảo sát của Bộ Thông tin và Truyền thông, khoảng 47% DN coi CĐS là nhu cầu cấp thiết nhưng còn lạ lẫm và chưa biết bắt đầu từ đâu.

Tuy nhiên, ông Tô Đình Hiếu - Giám đốc điều hành Công ty Dinox Consulting - cho rằng, DN nhỏ vẫn có nhiều lợi thế trong hành trình CĐS, đặc biệt khả năng linh hoạt và thay đổi. Các DN nhỏ cần nghiên cứu cách thức vận hành của các DN lớn như kiến trúc, mô hình kinh doanh, quy trình, qua đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn của đơn vị mình. Mặt khác, cần triển khai ngay tầm nhìn, chiến lược và năng lực khi DN dự kiến thực hiện CĐS.

Ông Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn Kinh tế và Kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân - cũng cho rằng, muốn CĐS thành công đòi hỏi DN cần tiếp cận CĐS nội tại DN, tích hợp phía trước với khách hàng và phía sau với nhà cung cấp. Các giải pháp CĐS cần tập trung vào độ mở, khả năng tích hợp cũng như vận hành trên toàn chuỗi cung ứng. Đặc biệt các giải pháp CĐS chuỗi cung ứng cần tập trung vào dữ liệu, quy trình, công nghệ và nhân lực tích hợp bên trong và bên ngoài.

Theo các chuyên gia, bên cạnh các chương trình CĐS của quốc gia, Việt Nam đang có nền tảng hạ tầng thuận lợi để DN tiến hành CĐS thành công. Đó là tỷ lệ thuê bao băng rộng di động lớn, hạ tầng internet khá tốt trong khu vực, các nhà mạng bắt đầu triển khai công nghệ 5G.

Bà Nguyễn Thị Lệ Quyên - đại diện Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch - Đầu tư - nhận định, những điều kiện này là cơ hội hỗ trợ, thúc đẩy các DN vừa và nhỏ thực hiện CĐS. Mặc dù gặp không ít thách thức trước khả năng tiếp cận thông tin tài liệu, nguồn vốn, định hướng bắt đầu từ đâu, giải pháp ra sao, lộ trình như thế nào, hành lang pháp lý… nhưng DN vừa và nhỏ có điểm mạnh là lãnh đạo gia tăng; có nhận thức CĐS là xu hướng tất yếu, cơ cấu tổ chức linh hoạt; đồng thời đã áp dụng phần mềm trong quản lý, bán hàng…

Ngc Trinh