Thứ hai, 25/1/2021, 17h01

Chuyển đổi số: Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

LTS: Chuyn đi s (CĐS) là mt xu thế công ngh trên toàn cu, tác đng sâu rng lên các lĩnh vc kinh tế - chính tr - xã hi. Đây là mt quá trình khách quan, phù hp vi xu thế phát trin ca xã hi loài ngưi, dù mun hay không thì CĐS vn xy ra và đang din ra.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, đối với Việt Nam, mục tiêu CĐS quốc gia là chuyển đổi để xây dựng và thực hiện hiệu quả Chính phủ số; kinh tế số và xã hội số. Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên đặc biệt quan tâm đến CĐS nhưng cũng rất đáng tự hào vì đã cùng sánh vai với các cường quốc công nghệ thông tin để sản xuất ra được các công nghệ của riêng chúng ta. Chỉ vài năm trước chúng ta không có điện toán đám mây, các cơ sở lưu trữ riêng với trình độ tương đối cao nhưng nay đã có, gần như bằng với các quốc gia tiên tiến.

1.Phó Chủ tịch UBND TP cho rằng, có nhiều lý do nhưng trước hết đó là kinh tế quyết định. Theo tổ chức OPen Gov Asia, nghiên cứu CĐS chiếm 25% GDP ở khu vực châu Á Thái Bình Dương vào năm 2019 và lên đến 60% vào năm 2021. Giá trị này cho thấy sự thay đổi ghê gớm, như vậy về mặt kinh tế đáng để chúng ta phải CĐS.

CĐS giúp cho con người kết nối, khai thác dữ liệu tốt hơn. Hiệu quả công việc đối với các tổ chức, doanh nghiệp (DN), cơ quan Nhà nước chắc chắn sẽ tăng lên vì có công cụ tốt hơn. CĐS còn nâng cao năng lực nội tại của mỗi cán bộ, công chức, viên chức nhờ vào khả năng sử dụng công nghệ. Ví dụ trước đây, bộ phận thực hiện dự báo công tác phát triển dự án phải dựa vào tài liệu giấy và kinh nghiệm nhiều năm để làm. Còn bây giờ, chừng đó dữ liệu, chỉ cần đưa vào phần mềm, số hóa thì cho ra được thông tin rõ ràng.

Có thể thấy, khi biết ứng dụng các công nghệ số thì cuộc sống của con người sẽ ít có bất ngờ vì có thể dự báo được trước rất nhiều sự việc.

Có 4 thành phần liên quan đến CĐS, gồm: nhà lãnh đạo, chuyên gia công nghệ số, DN và cá nhân. Trong đó, lãnh đạo tham gia là điều tất nhiên vì họ là người quyết định, có tầm nhìn, chỉ là có làm hay không? Nếu làm thì làm như thế nào? Thực hiện CĐS, lãnh đạo không nhất thiết phải am hiểu về công nghệ số, nhưng phải biết đặt ra bài toán để biết rõ mong muốn gì. Bởi vì các chuyên gia công nghệ số bên trong tổ chức chính là những người giúp cho lãnh đạo thực hiện các phương thức của quá trình CĐS. Nhận được bài toán từ lãnh đạo, chuyên gia phải chuyển hóa thành yêu cầu.

DN là đối tượng hưởng lợi rất lớn khi tham gia CĐS. Tùy từng loại hình mà lợi ích đến nhanh hay chậm, ít hay nhiều và đây chính là đối tượng tạo ra nền kinh tế số nên không thể đứng ngoài cuộc.

Còn đối với cá nhân, mục đích CĐS là phục vụ cho người dân. Sự tham gia của toàn dân và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp là yếu tố đảm bảo sự thành công, thay đổi thứ hạng quốc gia.

Như vậy, khi nào CĐS đều phụ thuộc vào từng đơn vị. Là lãnh đạo một tổ chức, một đơn vị phải vạch ra kế hoạch, có những bước chuẩn bị. Thông thường quy trình thực hiện CĐS gồm 3 bước: có nhận thức và tư duy đúng về CĐS; xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động; xác định công nghệ số chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động cũng như các nền tảng cần có để hỗ trợ việc CĐS. Và dựa trên hoàn cảnh thực tế của đơn vị để áp dụng linh hoạt 3 bước, không nên cứng nhắc.

2. Với TP.HCM, nơi có cơ sở dữ liệu lớn đang lưu trữ tại Công viên Phần mềm Quang Trung và đang có dự án mở rộng để đáp ứng yêu cầu phát triển mạng lưới trong CĐS.

Chương trình CĐS của TP được xây dựng trên chương trình CĐS quốc gia; Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025 và kiến trúc chính quyền điện tử. CĐS tốt sẽ góp phần thúc đẩy cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng đô thị thông minh và thịnh vượng.

Tháng 7-2020, UBND TP đã ban hành Quyết định số 2393 về phê duyệt Đề án CĐS giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2030 và các kế hoạch của UBND TP đưa 100% dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 3, 4 và vào nhóm thứ 5 đứng đầu về Chính phủ điện tử. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng TP.HCM lần thứ XI có 8 lĩnh vực đều nói đến CĐS.

Khó khăn lớn nhất khi thực hiện CĐS là thói quen không muốn thay đổi khi mọi thứ đã khá tốt. Con người đều có sức ì, nếu không vượt qua được thì sẽ không muốn thay đổi. Và thách thức lớn nhất là nhận thức đúng về CĐS. Ngoài ra còn một số thách thức như: tính riêng tư và bảo mật dữ liệu; thiếu ngân sách, tài nguyên; thiếu kỹ năng chuyên môn, chuyên gia; ứng xử văn hóa trên không gian mạng; thay đổi quy định và pháp luật…

Từ những khó khăn, thách thức này cho thấy, nhận thức đóng vai trò quyết định trong CĐS. Đòi hỏi phải chuyển đổi tư duy, nhận thức và điều này phụ thuộc vào mỗi người. TP.HCM cần tạo sự hiểu biết và tầm nhìn rõ ràng về CĐS cho các lãnh đạo, công chức, viên chức, DN, người dân. Có hiểu biết, tầm nhìn rõ ràng sẽ tham gia tích cực vào CĐS.

Cùng với đó, phát triển dựa trên nền tảng công nghệ thì phải có hạ tầng số phù hợp để ứng dụng công nghệ. Chúng ta đang ở mức phát triển nhất định nên không thể ngay lập tức làm được những gì nước Mỹ, Trung Quốc làm, mà đòi hỏi ở đây phải xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin. Về nền tảng truyền thông, thời gian tới vẫn phải khai thác chủ yếu mạng 4G, tăng cường phát triển 5G. Qua đó có thể xây dựng hạ tầng kết nối internet vạn vật để tạo ra được hạ tầng số phù hợp công cuộc CĐS ở Việt Nam và TP.HCM.

Nguyn Trinh