Thứ ba, 7/4/2020, 18h57

Chuyện những ngày “cách” mà không “ly”

Gia nhng ngày cc đang chng dch Covid-19, Đà Nng, đâu đó có nhiu ngưi dù điu kin kinh tế không my dư gi nhưng vn sn sàng chung tay cùng tuyến đu chng dch, s chia khó khăn vi nhng phn đi công nhân lao đng và sinh viên nghèo khó…

Chủ trọ Nguyễn Thị Xuân Hương chia sẻ thức ăn cho sinh viên ở trọ

T tm lòng ca m Vit Nam anh hùng

Câu chuyện mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Chi ở đường Thanh Long (phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng) dành hết số tiền tích cóp của mình gửi tặng để các y bác sĩ tuyến đầu mua thêm trang thiết bị bảo hộ chống dịch Covid-19 khiến nhiều người xúc động và cảm phục. Bước qua tuổi 91, mẹ Chi vẫn còn minh mẫn. Nói về chuyện chung tay chống dịch, mẹ bảo: “Mấy ngày nay, mẹ xem ti vi thấy nói rất nhiều về dịch bệnh. Khắp cả nước mình đều phải ra sức chống dịch. Mẹ già rồi, không giúp được bằng sức lực nên mẹ tặng một phần quà nhỏ để giúp các y bác sĩ mua thêm đồ bảo hộ để bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh cho nhân dân”. Số tiền 5 triệu đồng là quà mừng thọ, mừng tuổi của con cháu được mẹ Chi buộc gọn gàng bằng những cọng dây thun, cất kỹ trong chiếc túi vải. Mẹ bảo, mẹ tính dành khoản tiền này để về nghĩa trang gia tộc ở quê, sơn sửa lại ngôi mộ của chồng con cho khang trang hơn, nhưng nay việc chống dịch là cần thiết phải ưu tiên hàng đầu. Hôm nhận từ tay mẹ món quà đó, bà Nguyễn Thị Lan Hương - Chủ tịch UBMTTQ phường Thanh Bình rưng rưng: “Chúng tôi nhận từ mẹ cả tấm lòng và muốn mẹ giữ lại số tiền đó để chi tiêu cho mình khi cần nhưng mẹ vẫn nhất quyết gửi tặng. Tôi rất cảm kích trước tấm lòng của mẹ, mong cho dịch bệnh qua mau để cuộc sống trở lại yên bình”.

Mẹ Chi quê ở huyện Thăng Bình (Quảng Nam). Chỉ trong vòng 3 năm từ 1968 đến 1971, mẹ liên tiếp trải qua nỗi đau mất chồng và con trai trên chiến trường chống Mỹ cứu nước. “Một nách 4 đứa con, mẹ phải nén nỗi đau, gồng gánh để nuôi con khôn lớn. Rồi cùng bà con nuôi giấu bộ đội. Hôm kia Thủ tướng nói “chống dịch như chống giặc”. Mẹ lại nhớ về thời xưa đó, gian khổ nhưng đồng lòng. Nay cũng phải đồng lòng mới thắng giặc”, mẹ Chi bộc bạch.

Đến gói mì tôm, gim tin nhà tr

Những dãy nhà trọ của công nhân, sinh viên ở Đà Nẵng trong những ngày thực hiện chỉ thị cách ly của Nhà nước thật yên bình. Nhưng ẩn đằng sau nó là những ánh mắt âu lo. “Hơn tháng nay công việc nhặt ve chai gặp khó, cả gia đình tui phải tằn tiện chi tiêu từng đồng để cầm cự qua ngày. Mấy hôm nay phải ở nhà, thi thoảng có việc gì cần ra ngoài, nhìn thấy vỏ chai nào tôi đều nhặt về, mong bán được vài ngàn để mua thêm rau. Không đêm nào tôi ngủ tròn giấc vì nằm xuống là nghĩ đến khoản tiền phòng trọ chưa biết lấy gì để trả”, chị Nguyễn Thị Đông, một người làm nghề buôn bán ve chai trọ ở đường Phương Trang (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) nói. Hôm chị Nguyễn Thị Hồng chủ trọ đến, thông báo sẽ miễn phí tiền trọ tháng 3 và tháng 4, chị Đông bật khóc như trút được cả gánh nặng. “Cả đời tui chưa hề nghĩ đến việc mình được miễn phí phòng trọ như ri. Chừ đỡ đi một khoản lo rồi”.

Điều đáng khâm phục hơn, kinh tế của chị Hồng cũng không phải dư giả gì. Dãy trọ là nguồn thu nhập chính giúp mẹ con chị ổn định cuộc sống. Chị bảo: “Ở dãy trọ này phần lớn là lao động nghèo. Mình khó thì họ cũng khó. Nên chia sẻ với nhau được chừng nào hay chừng đó”.

Trước cửa dãy trọ của bà Nguyễn Thị Xuân Hương ở phường Thạc Gián (quận Thanh Khê) mấy ngày nay vẫn treo tấm bảng với dòng chữ viết chân phương: “Hãy lấy mì tôm nếu cần”, kèm theo thông báo 2 tháng tiếp theo mỗi tháng sẽ giảm 500 ngàn đồng/phòng và những gói mì tôm treo sẵn. Bà Hương cho biết, tiền vay vốn ngân hàng để xây lên dãy trọ này vẫn chưa trả xong nhưng thấy dịch bệnh ai cũng khó khăn, nhất là lao động nghèo và các bạn sinh viên xa nhà nên bà vẫn quyết định giảm. “Tôi chỉ muốn chia sẻ một chút khó khăn cùng người ở trọ nên giảm tiền phòng cho họ, đến khi nào tình hình ổn định trở lại thì tôi mới thu tiền bình thường. Tôi thấy các cháu sinh viên đi ra ngoài mua đồ ăn vừa nguy hiểm, lại vừa sợ các cháu không đủ tiền trang trải nên tôi để mì tôm ở đây, nếu cần thì các cháu có thể lấy để ăn tạm qua bữa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, bà Hương bày tỏ.

Dạo một vòng quanh các khu trọ ở Đà Nẵng, không chỉ bà Hồng, bà Hương mà còn nhiều chủ trọ khác đã chủ động sẻ chia bằng cách miễn, giảm tiền trọ. Đâu đó trên khắp thành phố, còn hiện diện nhiều sự chung tay góp sức khác. Những việc làm lặng thầm nhưng trong khó khăn mới thấy hết nghĩa tình như vốn dĩ truyền thống nhân ái, nhân văn đã hằn sâu trong mỗi người Việt. Đà Nẵng những ngày thực hiện chỉ thị cách ly của Thủ tướng Chính phủ dường như “cách” mà vẫn thật gần bởi những hành động, nghĩa cử ấy!

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên