Thứ năm, 25/5/2023, 11h12

Chuyện thi cử: Đừng quá tin vào mạng xã hội

Vi s phát trin ca công ngh, các nn tng ca mng xã hi như Zalo, TikTok, Facebook tràn ngp thông tin v thi c, cách chn ngành ngh khiến hc sinh hoang mang, lo lng vì không biết chn lc như thế nào. Do đó, các em không nên quá tin vào mng xã hi, hãy tìm hiu thông tin t nhng kênh chính thng.


ThS. Lê Ngc Hi (chuyên gia tâm lý - k năng) tư vn sc khe mùa thi cho hc sinh Trưng THPT Phong Phú

Đây là lưu ý của các chuyên gia trong chương trình tư vấn “Tâm lý, sức khỏe mùa thi và chọn nguyện vọng thông minh” năm 2023 vừa diễn ra tại Trường THPT Phong Phú (huyện Bình Chánh). Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Đăng ký theo th t ưu tiên

ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết thời điểm gần mùa thi cử, mạng xã hội xuất hiện không ít thông tin khiến học sinh hoang mang, lo lắng. Có kênh cho rằng học ngành này ra trường thất nghiệp, học ngành kia khó tìm được việc làm, còn ngành nọ thì “hot”… Điều này khiến cho những học sinh đã lựa chọn ngành nghề cảm thất bất an vì sợ học xong không tìm được việc làm như mong muốn. Chẳng hạn, học sinh đã chọn được ngành quản trị kinh doanh nhưng xem mạng xã hội thấy ngành này có hàng ngàn sinh viên ra trường thất nghiệp. Trước điều này, nhiều em quyết định đổi ngành, trong khi ngành đó mình không thích, không phù hợp. Thông tin là vậy nhưng thực tế ngành quản trị kinh doanh lại cần nhân lực, sinh viên ra trường có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao. “Khi đã lựa chọn, các em không nên nghe những lời bàn tán từ những người xung quanh mà hãy cố gắng để trúng tuyển ngành học mà mình yêu thích. Khi học, các em phải rèn luyện, phấn đấu để ra trường mình trở thành người “hot” trong ngành”, ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung chia sẻ.

Trước câu hỏi của một học sinh về việc “nếu không trúng tuyển ngành học mình yêu thích thì phải làm sao?”, ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung cho hay, việc đăng ký nguyện vọng nên dựa theo thứ tự ưu tiên. Các em nên đặt nguyện vọng 1 cho ngành mình yêu thích, nguyện vọng 2 cho ngành khác gần giống hoặc liên quan đến ngành ở nguyện vọng ban đầu. Như vậy, nếu chẳng may các em trượt ngành mình yêu thích vẫn còn khả năng ở nguyện vọng 2. “Mỗi trường đào tạo nhiều ngành học, trong đó có những ngành gần giống nhau dù tên gọi khác nhau như ngành kế toán, kiểm toán; quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế… Khi vào học, các em được học những học phần liên quan, cơ hội thực hành, thực tập như nhau, ra trường vẫn có thể làm ở vị trí mà mình yêu thích. Ngược lại, nếu chọn ngành khác hoàn toàn với ngành mình yêu thích nghĩa là các em bắt mình phải theo những thứ mình không thích. Khi ra trường, các em khó phát huy tài năng và vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc. Không chỉ vậy, các em cũng không thể tìm được niềm vui và sự hứng thú trong công việc”, ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung cho biết.

Li thế ca phương thc xét tuyn sm

Theo ThS. Huỳnh Vũ Chi (Phó Trưởng ban Hướng nghiệp - tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM), hàng năm có những học sinh dù đạt điểm cao nhưng vẫn trượt ĐH do các em chủ quan, đăng ký nguyện vọng không thông minh. Để nắm chắc phần thắng, các em có thể đăng ký phương thức xét tuyển sớm. Phương thức này xét tuyển dựa vào học bạ nên dù chưa thi tốt nghiệp THPT, các em vẫn có thể đăng ký. Khi có kết quả phương thức này, nếu trúng tuyển, các em không cần phải lo việc trúng tuyển vào ĐH nữa; đồng thời có nhiều thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT. Nếu không may trượt, các em có thể sử dụng phương thức xét tuyển khác. “Phương thức xét tuyển sớm có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, dù phương thức nào thì khi trúng tuyển các em vẫn phải đăng ký trên cổng thông tin chung của Bộ GD-ĐT. Nếu qua thời gian quy định mà các em vẫn không đăng ký trên cổng thông tin này thì dù có trúng tuyển, kết quả vẫn không được chấp nhận và xem như các em trượt ĐH”, ThS. Huỳnh Vũ Chi lưu ý.


Hc sinh Trưng THPT Phong Phú nh chuyên gia hưng dn cách chn nguyn vng thông minh

Bên cạnh việc lựa chọn nguyện vọng thông minh, ThS. Huỳnh Vũ Chi cũng nhắc nhở học sinh nên tìm hiểu điểm sàn của ngành trong 3 năm gần nhất để có sự chọn lựa phù hợp. “Các em lưu ý tránh nhầm lẫn giữa điểm sàn và điểm chuẩn. Điểm sàn được hiểu là mức điểm mà trường đưa ra làm cơ sở để tiến hành tuyển sinh. Học sinh có mức điểm cao hơn điểm sàn có cơ hội trúng tuyển. Trong khi đó, điểm chuẩn là mức điểm đưa ra khi học sinh đã chốt nguyện vọng. Điểm chuẩn sẽ đưa được công bố chính thức sau khi học sinh đã biết điểm. Dựa vào điểm này, học sinh sẽ biết mình trúng tuyển hay không”, ThS. Huỳnh Vũ Chi lưu ý.

Trong chương trình, các chuyên gia cũng bật mí “bí kíp” giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, ThS. Lê Ngọc Hải (chuyên gia tâm lý - kỹ năng) cho rằng trong mùa thi, sức khỏe là yếu tố quan trọng nên học sinh cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. “Những chất kích thích như trà, cà phê giúp các em tỉnh ngủ để học bài, tuy nhiên, đây là những chất các em không nên uống trong mùa thi. Vì lúc này đầu óc của các em đã mệt mỏi, căng thẳng, thay vì nghỉ ngơi để học tiếp sau đó thì các em uống chất kích thích để được học liên tục. Cách học này không những không hiệu quả mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các em”, ThS. Lê Ngọc Hải cho biết.

ThS. Lê Ngọc Hải cũng khuyên học sinh nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi trong quá trình ôn tập. “Các em có thể học liên tục trong 45 phút, sau đó dành ra 10 phút để nghỉ ngơi rồi học tiếp. Buổi trưa dù bận rộn đến đâu các em cũng nên dành ra 30 phút để chợp mắt lấy lại tinh thần. Việc vừa học kết hợp nghỉ ngơi hợp lý giúp các em học tốt, nhớ bài lâu, thi cử hiệu quả”, ThS. Lê Ngọc Hải nhấn mạnh. Về ăn uống, ThS. Lê Ngọc Hải lưu ý, trong thời gian 30 ngày trước khi thi, các em không nên ăn những thức ăn lạ. Tốt nhất các em nên ăn những thức ăn quen thuộc nhưng đủ chất dinh dưỡng. Việc ăn chín, uống sôi giúp tiêu hóa tốt, tránh ngộ độc thực phẩm.

Bài, ảnh: H Trinh