Thứ ba, 15/9/2020, 20h00

Cơ hội lớn cho người học nhóm ngành sức khỏe

Nhân lc ngành chăm sóc sc khe ca Vit Nam đang đưc th trưng nưc ngoài săn đón. Nếu không có bưc chun b đào to thì trong tương lai Vit Nam cũng s thiếu nhân lc ngành này do nhu cu ngày càng cao ngay trong nưc.


Nhân viên y tế đang chăm sóc sc khe ngưi dân (nh minh ha). Ảnh: Trọng Tri

Tại tọa đàm trực tuyến “Nhân lực ngành chăm sóc sức khỏe giai đoạn 2020-2025: Rộng mở cơ hội việc làm trong và ngoài nước” do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức mới đây, các chuyên gia khẳng định, ngành chăm sóc sức khỏe mở ra nhiều cơ hội cho các trường TC-CĐ trong hệ thống GDNN của Việt Nam. Nếu có mô hình đào tạo tốt, kết nối, hợp tác giải quyết việc làm tốt thì không phải lo thiếu người học.

Thiếu ngun cung cho c trong và ngoài nưc

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WTO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số cao. Dự báo đến năm 2038, nhóm người cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm đến 20% trên tổng dân số và sẽ là quốc gia có dân số già tương đương Nhật Bản, Hàn Quốc vào năm 2050. Việt Nam cần phải tăng cường đầu tư cho đào tạo điều dưỡng, chăm sóc viên, vì nhiều khả năng đến năm 2030 nguồn nhân lực điều dưỡng trong nước sẽ thiếu khoảng hơn 50 ngàn người. 

Trong những năm gần đây, Nhật Bản, Đức là hai quốc gia có đơn đặt hàng, tiếp nhận thực tập sinh hộ lý, chăm sóc viên Việt Nam sang làm việc tại các bệnh viện, viện dưỡng lão cao nhất.  Bà Nguyễn Thị Mai Phương (Giám đốc Chương trình chăm sóc viên, Tập đoàn Cung ứng nhân lực JHL Việt Nam - JHL Việt Nam) cho biết nhu cầu chăm sóc viên làm việc tại các bệnh viện, viện dưỡng lão tại nước ngoài, cụ thể là Nhật Bản tăng mạnh. Đây là ngành có thực tập sinh Việt Nam được tiếp nhận lớn, với hàng chục ngàn nhân lực/năm. Trong khi đó, ông Đào Trọng Độ (Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục GDNN) cho rằng nhu cầu nhân lực được đào tạo chăm sóc người cao tuổi không chỉ thiếu ở thị trường nước ngoài mà những năm tới, Việt Nam cũng sẽ đối mặt với khủng hoảng thiếu. Theo đó, nhiều năm nay chất lượng đào tạo các nhóm ngành nghề sức khỏe của các trường CĐ ở Việt Nam cơ bản đã được nước ngoài chấp nhận. Những thị trường lao động thu hút số lượng lớn nhân lực ngành điều dưỡng là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… Đến nay, nhiều tỉnh/thành cũng đã lựa chọn các trường đào tạo có uy tín để hợp tác đào tạo nhân lực cung cấp cho các địa phương của Nhật và Đức. Tại Việt Nam, việc sử dụng nhân viên chăm sóc sức khỏe chỉ có ở một số bệnh viện, viện dưỡng lão còn việc chăm sóc người già, người bệnh tại gia đình chủ yếu do người thân trong gia đình, người giúp việc đảm nhận. Trong số đó, phần lớn không có kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn. Từ thực tế đó, việc chuẩn hóa kiến thức cho người chăm sóc bệnh nhân là cần thiết. “Đây là một nghề mới, trong khi nhu cầu cao, có thể thay đổi cuộc sống của người lao động. Các trường nghề cần chủ động phối hợp với các chuyên gia y tế, doanh nghiệp, nhà giáo xây dựng mô hình, chương trình đào tạo ngành chăm sóc sức khỏe để cung ứng nguồn nhân lực cho thị trường trong và ngoài nước”, ông Độ gợi ý.

Hp tác đào to, cung ng nhân lc

Ngày 4-9 vừa qua, Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab - Bộ LĐ-TB&XH) đã khai giảng khóa đào tạo tiếng Đức theo Chương trình điều dưỡng viên đi học tập và làm việc tại Đức trong ngành điều dưỡng chăm sóc người già và chăm sóc người bệnh khóa 6 năm 2020. Theo đó, có 250 ứng viên đã trúng tuyển đợt này, bao gồm học viên chương trình chăm sóc người cao tuổi, chương trình chăm sóc người bệnh... Ông Lê Minh Tấn (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết từ năm 2018, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn và Sở Y tế và Phúc lợi xã hội TP.Yokohama (Nhật Bản) đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Theo biên bản hợp tác (có giá trị 5 năm), TP.HCM sẽ gửi sinh viên ĐH-CĐ sang Yokohama tham gia các khóa học, huấn luyện chuyên ngành điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, phía Yokohama sẽ hỗ trợ sinh viên học tập và tìm kiếm việc làm tại các bệnh viện, viện dưỡng lão. Chia sẻ về nhu cầu nhân lực chăm sóc sức khỏe tại TP.Yokohama, ông Hiroaki Tanakha (đại diện Sở Y tế và Phúc lợi xã hội TP.Yokohama) khẳng định, TP.Yokohama đang đối mặt với tỷ lệ già hóa dân số ngày càng cao, dẫn đến thiếu nhu cầu lao động trong ngành điều dưỡng và chăm sóc người già. Cụ thể, tại Yokohama, đến nay tỷ lệ già hóa dân số chiếm khoảng 24% trên tổng số 3,7 triệu dân. Từ thực tế đó, Chính phủ Nhật Bản quyết định chọn 10.000 lao động Việt Nam làm việc trong ngành điều dưỡng. Chính phủ cũng như chính quyền TP.Yokohama sẽ hết lòng hỗ trợ du học sinh, tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam. Ông Hiroaki Tanakha cũng thông tin, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng là những địa phương mà TP.Yokohama mong muốn hợp tác, hỗ trợ sinh viên Việt Nam có nhu cầu làm việc tại Nhật Bản.

Bà Nguyễn Thị Mai Phương cho hay, từ tháng 11-2019, Tổng cục GDNN đã hợp tác với Công ty JHL Việt Nam cùng các trường TC-CĐ có đào tạo nhóm ngành sức khỏe xây dựng mô hình tuyển dụng, đào tạo và cung ứng chăm sóc viên cho thị trường trong và ngoài nước, cụ thể là Nhật Bản. Ứng viên có nguyện vọng sẽ được phái cử sang Nhật Bản tiếp tục học tập nâng cao trình độ có thể làm việc trong các bệnh viện, viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Nhóm ứng viên này sẽ tham gia các chương trình đào tạo do các nghiệp đoàn về y tế lớn tại Nhật Bản để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của phía đối tác. 

Riêng thị trường trong nước, dự kiến đến hết năm 2020, sẽ có khoảng 1.000 lao động được cấp chứng chỉ đào tạo nghề chăm sóc viên và được JHL Việt Nam bố trí việc làm trong nước tại hệ thống các bệnh viện đối tác như: Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, Viện Lão khoa Trung ương…

Thúy Hng - Trng Tri