Thứ tư, 7/12/2022, 16h41

Có thể ngừng việc xét tuyển sớm vào năm 2023

Năm 2023, B GD-ĐT có th không thc hin vic xét tuyn sm như năm 2022, tr các trưng đc thù. Thay vào đó, tt c các phương thc xét tuyn đưc t chc cùng thi đim vi đt tuyn sinh đu tiên, là đt xét tuyn kết qu thi tt nghip THPT.


Thí sinh đăng ký xét hc b vào Trưng ĐH Công ngh TP.HCM, đây cũng là mt trong nhng phương thc xét tuyn sm đưc nhiu trưng áp dng

Thông tin này được Bộ GD-ĐT cho biết tại cuộc họp giao ban quý 4 tuyển sinh và đào tạo năm 2022 khối ĐH và CĐ sư phạm, diễn ra tuần qua.

Loi b nhng phương thc không phù hp

Theo dự kiến của Bộ GD-ĐT, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và cho các thí sinh trong quá trình xét tuyển. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT) cho hay, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp, bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn.

Cũng theo bà Thủy, bộ sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát những phương thức xét tuyển hiệu quả; loại bỏ những phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh. Rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh trong đó xem xét, có thể không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022 (trừ các trường đặc thù). Thay vào đó, tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt tuyển sinh đầu tiên, là đợt xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; đồng thời, rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1.

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, năm 2022, cả nước có 220 cơ sở thực hiện xét tuyển sớm. Trong đó, có tổng số 395.858 thí sinh trúng tuyển sớm với 918.489 nguyện vọng. Khác với những năm trước, năm 2022, những thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển những phương thức xét tuyển sớm (xét học bạ, xét kết quả thi đánh giá năng lực…) không được xác nhận nhập học trước mà phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng lên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT để tiếp tục được xét tuyển và lọc ảo chung.

Bộ GD-ĐT lưu ý, cơ sở giáo dục ĐH hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2023; hoàn thiện các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng quy chế tuyển sinh hiện hành; tránh làm cho các phương thức tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối đối với thí sinh; có định hướng công tác tuyển sinh cho năm 2025 trở đi (khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình giáo dục phổ thông 2018).

Các trưng cn xây dng quy chế tuyn sinh

Bộ GD-ĐT đánh giá, hệ thống tuyển sinh năm 2022 có thể coi là một ví dụ tiêu biểu, đột phá cho chuyển đổi số trong ngành. Các cơ sở đào tạo được cạnh tranh bình đẳng và minh bạch để lựa chọn thí sinh phù hợp nhất. Tỷ lệ thí sinh ảo giảm mạnh, các cơ sở đào tạo tuyển được số lượng sát hơn với chỉ tiêu đã công bố. Bộ GD-ĐT có dữ liệu đầy đủ, kịp thời và tin cậy về tuyển sinh của tất cả cơ sở đào tạo; phục vụ nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước, đồng thời hỗ trợ các cơ sở đào tạo điều chỉnh chiến lược và phương thức tuyển sinh. Kết thúc tuyển sinh đợt 1, số lượng thí sinh trúng tuyển và nhập học rất khả quan. Riêng khối ĐH, trong số 564.735 thí sinh trúng tuyển đã có 463.123 nhập học, bằng 90% số nhập học của cả năm 2021 và vượt cả số lượng của cả năm 2020.

Tuy nhiên, kỳ tuyển sinh 2022, vẫn còn thí sinh chọn nhầm phương thức xét tuyển; khó khăn trong truy cập hệ thống thanh toán lệ phí trực tuyến. Một số cơ sở đào tạo đưa ra quá nhiều phương thức xét tuyển; xét tuyển bổ sung nhưng không báo cáo kết quả lên hệ thống theo quy định; xét tuyển sớm chưa hiệu quả. Thí sinh phải đăng ký xét tuyển nhập học trên cả hệ thống chung và tại cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong xét tuyển ở một số nơi còn chưa kịp thời gây bức xúc cho thí sinh và xã hội.


Thí sinh thi đánh giá năng l
c do ĐH Quc gia TP.HCM t chc năm 2022, nhiu trưng ĐH dùng kết qu thi này đ xét tuyn sm

Theo B GD-ĐT, công tác tuyn sinh năm 2022 cơ bn đưc gi n đnh như năm 2021 và các năm gn đây nhưng có mt s điu chnh k thut, tăng cưng ng dng công ngh thông tin to thun li, bo đm s công bng cho thí sinh và cơ s đào to.

Toàn b quy trình đăng ký d tuyn, thanh toán l phí, t chc xét tuyn và x lý nguyn vng, xác nhn nhp hc đưc thc hin trc tuyến trên h thng h tr tuyn sinh chung. H thng này đưc nâng cp, m rng t h thng phn mm hin có, kết ni vi Cng dch v công quc gia và Cơ s d liu quc gia v dân cư. Thí sinh đưc đăng ký nguyn vng vào nhiu ngành, nhiu trưng sau khi đã biết kết qu thi tt nghip THPT và đã biết ngưng đim xét tuyn do các cơ s đào to công b.

Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra, một số cơ sở đào tạo năm 2022 có kết quả tuyển sinh kém, chủ yếu là các trường tư thục chưa có đủ uy tín, thương hiệu mạnh và một số trường công lập, phân hiệu trường công lập không có lợi thế về địa điểm hoặc lĩnh vực đào tạo. Trừ một số trường hợp ngoại lệ, phần lớn cơ sở đào tạo tuyển kém trong đợt 1 năm 2022 cũng tuyển kém trong 2 năm gần đây.

Với công tác tuyển sinh năm nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo tiếp tục khẩn trương hoàn thành rà soát, hậu kiểm hồ sơ thí sinh nhập học. Báo cáo đầy đủ, đúng thời gian, cấu trúc quy định danh sách thí sinh trúng tuyển nhập học theo các phương thức xét tuyển, các hình thức đào tạo, các đợt xét tuyển. Cập nhật danh sách trúng tuyển các đợt bổ sung lên hệ thống. Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022, đánh giá hiệu quả các phương thức xét tuyển. Xây dựng quy chế tuyển sinh; quy chế thi tuyển sinh (nếu có) theo quy định.

Thời gian tới, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ hoàn thiện hệ thống phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung theo hướng đơn giản hóa giao diện sử dụng, tích hợp với cơ sở dữ liệu ngành và với các hệ thống phần mềm quản lý. Kết nối cơ sở dữ liệu ngành với cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội để thống kê tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp; phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin định hướng cho các cơ sở đào tạo về xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường lao động đối với các ngành.

Mê Tâm