Thứ sáu, 2/4/2021, 17h15

Covid-19 đang buộc trẻ em nữ Đông Nam Á và Thái Bình Dương bỏ học

UNICEF báo cáo trong hai thập kỷ qua đã giảm một nửa số trẻ em nữ bỏ học từ 30 triệu xuống còn 15 triệu. Nhưng UNESCO hiện ước tính thêm 1,2 triệu trẻ em nữ trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương có thể bỏ học do ảnh hưởng của Covid-19.

Mặc dù dữ liệu từ mỗi quốc gia đều khác nhau, nhưng bức tranh tổng thể cho thấy đại dịch sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới hiện có và có những tác động lâu dài đối với trẻ em nữ và cộng đồng nữ giới.


Mt n sinh giúp gia đình chăn bò tr v nhà sau gi h làng Prey Mou ngoi ô Phnom Penh, Campuchia

Trên khắp khu vực, trẻ em gái bỏ học vì trách nhiệm chăm sóc của gia đình đã tăng lên đáng kể khi các thành viên trong gia đình trở thành nạn nhân của virus hoặc trở về nhà vì đại dịch đã làm đình trệ công việc của họ.

Theo một thống kê trước đại dịch, phụ nữ và trẻ em gái ở Thái Bình Dương nói riêng phải đối mặt với tỷ lệ bạo lực trên cơ sở giới cao nhất trên thế giới. Con số này đã tăng lên đáng kể vào năm 2020.

Một ví dụ điển hình như ở Fiji, các cuộc gọi đến đường dây trợ giúp bạo lực gia đình quốc gia trong thời gian ngừng hoạt động - từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2020 - đã tăng hơn bảy lần.

Tương tự, UNESCAP (Ủy hội Kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương Liên hợp quốc) đã ghi nhận các cuộc gọi đến đường dây trợ giúp ở Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Samoa, đồng thời các nơi trú ẩn bạo lực và các tổ chức phụ nữ ở Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Bangladesh, Australia, Tonga và Trung Quốc cũng đang gia tăng những áp lực. Bạo lực tại gia đình là một rào cản lớn đối với việc tham gia giáo dục của trẻ em nữ.

Trước đại dịch, học phí cũng được xác định là rào cản đối với việc học của trẻ em nữ trong khu vực. Khó khăn kinh tế do đại dịch gây ra - kết hợp với những định kiến từ trước về việc đến trường của trẻ em gái - có thể sẽ khiến trẻ em gái sẽ phải rời xa trường học vĩnh viễn.

Khủng hoảng cũng làm gia tăng tỷ lệ trẻ em tảo hôn và hôn nhân ép buộc. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em ước tính đại dịch sẽ gây ra thêm 2,5 triệu cuộc tảo hôn trên toàn thế giới, ước tính sẽ có thêm 200.000 trẻ em gái bị tảo hôn ở Nam Á vào năm 2020.

Sự gia tăng này là do tình trạng nghèo đói và khó khăn về kinh tế, chen chúc trong các gia đình và hậu quả của bạo lực tình dục. Những cô bé đã phải kết hôn và trải qua thời kỳ mang thai sớm hầu như không bao giờ được trở lại trường học.

Phm Thanh 
(Theo Katrina Lee-Koo,Trưng ĐH Monash - Úc)