Thứ bảy, 20/11/2021, 11h03

Cùng trẻ vượt qua năm học đặc biệt

t qua nhng rào cn ca lp hc trc tuyến, hc sinh lp 1 năm nay dù thit thòi khi không đưc đến trưng, nhưng theo nhiu giáo viên, các em li có nhng ưu thết tri so vi mi năm.


Theo nhiu giáo viên, dù thit thòi nhưng hc sinh lp 1 năm nay có nhiu ưu đim vưt tri v ý thc t hc (nh minh ha)

Sự đồng hành, hỗ trợ của phụ huynh chính là điểm tựa để trẻ vượt qua năm học đặc biệt, thích thú khám phá dù học tại nhà qua màn hình.

Ni tri v ý thc hc tp, s t giác

Một buổi học trực tuyến tại lớp 1/4 Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (TP.Thủ Đức) kéo dài chừng một tiếng rưỡi, trong đó học sinh có 30 phút nghỉ giải lao giữa các tiết học. Suốt buổi học, giáo viên không phải nhắc nhở học sinh trật tự, không nói leo hay làm việc riêng. Các em chỉ phát biểu khi được giáo viên gọi tên hay muốn nêu ý kiến. Trước khi vào tiết học chính thức, cô Lê Kim Trọng (giáo viên chủ nhiệm lớp) dành một vài phút đầu để ổn định lớp, trò chuyện với học sinh, phát những video tập đọc do học sinh gửi để cả lớp cùng nghe, ôn lại bài. “Điều tôi vui nhất là dù không được đến trường, không được thầy cô trực tiếp nắn nót từng con chữ, dạy đọc âm, vần; song đến giờ này mỗi tiết học các em đã có thể đọc tròn vành, rõ chữ các âm, vần, các tiếng đã học. Đặc biệt là trong mỗi giờ học trực tuyến, các em đều ý thức vào học đúng giờ, ngồi học ngay ngắn…”, cô Trọng cho biết.

Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp 1, giáo viên này nhận định, dù thiệt thòi không được tham gia học tập, vui chơi, sinh hoạt tại trường nhưng học sinh năm nay lại có sự nổi trội rõ rệt về ý thức học tập, tính chủ động khi hoàn thành các nội dung học tập. “Tiếng Việt và toán là hai môn học được chú trọng trong thời gian học trực tuyến. Một số môn học khác được giáo viên gửi video học tập đến phụ huynh. Sự háo hức học tập của các em thể hiện trong từng tiết học. Các em hoàn thành đầy đủ các yêu cầu môn học, nhiều em còn gửi thêm các bài tập viết, tập đọc, các bức tranh trong môn mỹ thuật, video thể dục...”, cô Trọng nói thêm.

Vic dy trc tuyến cho hc sinh lp 1 ngay t đu năm hc khiến giáo viên gp không ít khó khăn khi phi thiết kế hot đng ging dy làm sao mang tính hiu qu, phù hp vi đc đim tâm lý la tui hc sinh.

“Âm ă có miệng cười trong khi âm â thì lại có miệng khóc, còn âm a thì miệng không khóc, không cười..., các em nhớ để phân biệt các âm này với nhau nhé!”, cô Nguyễn Thị Thanh Huyền (giáo viên chủ nhiệm lớp 1/12 Trường Tiểu học Bình Trị 2, Q.Bình Tân, TP.HCM) nói trong video gửi đến phụ huynh học sinh, hướng dẫn cách phân biệt giữa các âm trong bảng chữ cái. Đáp lại video này, phụ huynh sẽ quay những video trẻ đọc, chụp hình bài trẻ viết gửi qua Zalo cho giáo viên...

Việc dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1 ngay từ đầu năm học khiến giáo viên gặp không ít khó khăn khi phải thiết kế hoạt động giảng dạy làm sao mang tính hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh. Với cô Huyền, sự khó khăn đó thậm chí còn gia tăng khi học sinh trong lớp đa phần là đối tượng khó khăn, con em công nhân. “Việc hình thành ý thức tự giác, ham học cho trẻ lớp 1 cần cả quá trình và không phải dễ dàng, ngay cả khi trẻ học trực tiếp. Tuy nhiên, trên lớp học trực tuyến, trẻ rất tự giác, ý thức, chủ động. Các em sẵn sàng nêu ý kiến khi chưa hiểu hoặc muốn tìm hiểu thêm. Khi lớp học gặp sự cố về mạng là các em bật mic trao đổi với cô liền..., đây là sự chủ động rất tích cực của trẻ”, cô Huyền nhìn nhận.

Ph huynh là đim ta ca con

Nhìn lại hành trình dạy trực tuyến từ đầu năm học, cô Lê Thị Huyền Trân (giáo viên chủ nhiệm lớp 1T1 Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM) đánh giá, so với lứa học sinh năm ngoái, học sinh năm nay không hề thua kém, đạt được yêu cầu cần đạt trong từng thời điểm. Hầu như các em đều đọc, viết tốt. Thậm chí, nhiều em còn có thêm những ưu điểm vượt trội trong ý thức tự học, kỹ năng học trực tuyến. Các em tham gia tích cực, tự tin, nghiêm túc trong học tập. Có em khi gặp sự cố thoát ra khỏi lớp học vẫn tiếp tục đăng nhập lại để học tiếp…

Trong bối cảnh dạy học trực tuyến, cô Trân nhìn nhận phương pháp giảng dạy đa dạng, sinh động, nhiều màu sắc của giáo viên chỉ là một phần. Thành tố và là điểm tựa quan trọng để học sinh lớp 1 thích thú, ham học hỏi, khơi lên trong trẻ niềm yêu thích việc học đó chính là phụ huynh. Nếu phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên về ôn tập ở nhà thì trẻ hoàn toàn tiếp thu được chương trình theo yêu cầu cần đạt, đến giai đoạn này đã nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ; nhận diện được mặt chữ cái; ghép chữ đọc các tiếng, từ với âm đã học. Viết đúng độ cao, độ rộng, khoảng cách các âm, chữ, tiếng, từ đã đọc. “Học sinh trong lớp tôi hầu như đã đọc, viết tốt. Chỉ khoảng 1-3 em giáo viên cần kèm cặp thêm vì các em thiếu sự quan tâm của phụ huynh trong việc ôn luyện hàng ngày. Với những trẻ này, giáo viên sẽ tăng tương tác trong tiết học trực tuyến như thường xuyên gọi trả lời, tăng cường động viên, khích lệ. Trẻ quên bảng chữ cái sẽ được giáo viên ôn tập riêng sau buổi học”, cô Trân cho biết.

Thừa nhận dạy trực tuyến cho học sinh tiểu học, nhất là lớp 1 gặp nhiều hạn chế, ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng (Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho hay, mỗi gia đình sẽ có những đặc trưng khác nhau nên sự hỗ trợ, phối hợp, đồng hành của phụ huynh cũng khác nhau. Nhưng chắc chắn trẻ sẽ không bị bỏ rơi mà từng giáo viên sẽ có giải pháp cho từng trẻ. “Điều khó nhất với học sinh lớp 1 là vấn đề liên quan đến các kỹ năng trực tiếp, làm sao giúp trẻ cầm bút, nhận biết ô li, đường kẻ, tập các nét cơ bản. Giải pháp là ghi hình, ghi những kỹ năng để trẻ từng bước hình thành. Thế nhưng, để trẻ hình thành được kỹ năng đó thì không gì khác là phải có sự hỗ trợ của phụ huynh. Phụ huynh cùng hướng dẫn, cùng sửa với con. Qua đó, giáo viên sẽ nắm bắt và hỗ trợ”, ông Hoàng nói.

Bên cạnh đó, ông Hoàng cũng nhấn mạnh, làn sóng đổi mới dạy và học trực tuyến trong đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố đã lan rộng từ rất sớm khi ngành chú trọng bồi dưỡng, tập huấn cho thầy cô kỹ năng, cách thức sử dụng công nghệ thông tin, tổ chức bài giảng. Tùy theo năng lực của mỗi giáo viên, quá trình triển khai, đầu tư, tìm tòi về công nghệ thông tin mà hiệu ứng đem lại sẽ khác nhau.

“Nguồn ngân hàng dữ liệu để giáo viên tham khảo, hướng dẫn học sinh được ngành xây dựng trên trang web chính thống học trực tuyến do chính giáo viên thực hiện theo từng tuần, từng bài, từng khối. Từ ngân hàng này, giáo viên dễ dàng chuyển tải đa dạng nội dung giảng dạy đến trẻ. Song, trên hết và quan trọng nhất vẫn là sự phối hợp đường dài của phụ huynh, làm sao giúp trẻ thấy việc học dù ở nhà vẫn vô cùng thích thú, mỗi bài học là một niềm vui”, ông Hoàng bày tỏ.

Bài, ảnh: Thành Nam