Thứ ba, 19/1/2021, 18h55

Cuối năm, tăng cường xử lý nồng độ cồn

Đ đm bo an toàn cho ngưi dân, tránh xy ra tai nn giao thông vào nhng ngày cui năm lc lưng cnh sát giao thông (CSGT) TP.HCM đã tăng cưng lp cht kim tra, đo nng đ cn trên nhiu tuyến đưng trng đim.


Cnh sát giao thông cho ngưi vi phm xem li ch s nng đ cn sau khi đo

Vi phm vì tic cui năm

Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM vừa lập chốt Định (Gò Vấp). Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ ra quân các chiến sĩ thuộc tổ công tác đã kiểm tra nhiều phương tiện, trong đó có 4 trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức cao. Khi bị CSGT đề nghị kiểm tra, đa số người vi phạm đều biện minh: “Vì liên hoan, tiệc tùng cuối năm nhậu vài ly cho vui…”. Với lý do này, anh Hoàng Ngọc H. vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (0,4mlg/l khí thở). Với mức này, anh H. phải đóng phạt, tước bằng lái và bị giữ xe trong 7 ngày.

Có nồng độ cồn 0,3mlg/l khí thở, anh Bùi Bảo Tr. (quê Đắk Nông) cho biết, do liên hoan cuối năm nên đồng nghiệp ở nơi làm việc rủ nhau liên hoan. Cũng tại chốt này, trong số các trường hợp vi phạm, có đối tượng khi bị CSGT thổi còi đề nghị dừng xe còn có hành vi rồ ga bỏ chạy. Tuy nhiên, các chiến sĩ CSGT thuộc tổ công tác đã kịp thời giữ lại, sau một khoảng thời gian thuyết phục, những đối tượng này mới chịu cung cấp thông tin cá nhân để lập biên bản.

Mới đây, tại chốt chặn ở giao lộ Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2 (Q.7), Đội CSGT Nam Sài Gòn (Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM) đã xử phạt hàng loạt trường hợp có dấu hiệu say xỉn và vi phạm khác, điển hình như trường hợp của anh Dương Nhật L. (quê Đồng Nai) khi kiểm tra nồng độ cồn cho chỉ số là 1,164 mlg/lít khí thở. Với vi phạm đó, CSGT tiến hành lập biên bản, tạm giữ phương tiện. Tiếp tục kiểm tra nồng độ cồn ông Nguyễn Văn L., cảnh sát đo được chỉ số là 0,6 mlg/lít khí thở. Ông L. cho biết, đã uống 5 lon bia với bạn nhân dịp năm mới. Với lỗi này ông L. cũng bị tạm giữ phương tiện và bằng lái xe.

Dịp Tết là thời điểm người dân sử dụng rượu bia tăng cao. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông. Do đó, để bảo đm an toàn giao thông trên địa bàn TP.HCM, trong kế hoạch tăng cường tun tra kim soát, x lý nghiêm các hành vi vi phm trật tự an toàn giao thông, lc lưng CSGT TP.HCM sẽ lập chốt chặn, kiểm tra để xử lý nhng hành vi vi phm v nng đ cn, ma túy… t nay đến sau Tết.

Bên cạnh công tác kiểm tra nồng độ cồn, cảnh sát còn lập biên bản nhiều trường hợp có lỗi vi phạm khác như không gắn gương chiếu hậu, không xuất trình giấy tờ liên quan.

Kim tra nng đ cn theo kinh nghim quc tế

Để việc kiểm tra nồng độ cồn trở nên tiện lợi, chính xác, lực lượng CSGT đã áp dụng phương pháp đo nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế. Với phương pháp này, Đội CSGT Rạch Chiếc thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM đã lập biên bản nhiều trường hợp vi phạm, tạm giữ nhiều xe khi lập kiểm tra ngay trạm thu phí cầu Rạch Chiếc trên xa lộ Hà Nội (Q.Thủ Đức). Tại đây, các chiến sĩ CSGT phát hiện một thanh niên (ngụ tỉnh Đồng Nai) đang lái ô tô có nồng độ cồn nên yêu cầu thanh niên này xuống xe kiểm tra. Kết quả đo nồng độ cồn bằng máy chuyên dụng, anh thanh niên vi phạm ở mức 0,16mg/lít khí thở. Tổ công tác đã lập biên bản vi phạm đối với thanh niên này mức 1 là 7 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.

Cách kiểm tra nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế là phương pháp được triển khai áp dụng từ năm 2014 giúp cho CSGT kiểm tra được nhiều người điều khiển phương tiện hơn mà không bị dồn ứ. So với việc kiểm tra nồng độ cồn theo phương pháp thông thường, CSGT dùng máy đo nồng độ cồn phải yêu cầu tài xế xuống xe thổi vào máy đo mới có thể phát hiện được nên rất mất thời gian. Còn theo cách này, khi phương tiện vào làn đường kiểm tra, lái xe không cần xuống xe, chỉ cần nhìn CSGT trả lời một số câu hỏi như: “Anh tên gì?, “Anh có mang theo giấy tờ không?” là máy đo nồng độ cồn trên tay CSGT sẽ xác định được có nồng độ còn trong hơi thở tài xế hay không. Nếu có, máy sẽ hiện dòng chữ “Cảnh báo” thì lái xe được yêu cầu xuống xe để thổi vào máy đo nồng độ cồn chuyên dụng để xác định được cụ thể mức độ vi phạm. Nếu không có, CSGT sẽ cảm ơn và mời lái xe tiếp tục lộ trình. “Máy này rất nhạy, nhiều trường hợp tài xế ô tô không sử dụng rượu bia nhưng người ngồi bên cạnh có sử dụng, khi lái xe nói chuyện với CSGT mà người bên cạnh nói chuyện thì máy cũng báo “Cảnh báo”” - một chiến sĩ CSGT cho biết.

Bài, ảnh: Thúy Kiu