Thứ tư, 24/5/2023, 15h04

Đa dạng hình thức đánh giá giúp phát huy năng lực học sinh

Trong Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018, vic đánh giá hc sinh THPT đưc xem là “gt” hơn khi siết cht kết qu xếp loi hc sinh gii. Dù vy, bng vic đa dng các hình thc đánh giá, kết qu ghi nhn nhiu trưng THPT, t l hc sinh gii khi 10 năm hc 2022-2023 không gim mà tăng nh.


Li thế ca Chương trình giáo dc ph thông 2018 là giáo viên đưc đa dng cách thc đánh giá hc sinh

Hc sinh gii tăng nh

Kết thúc năm học 2022-2023, tỷ lệ học sinh khối 10 đạt học lực loại giỏi tại Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5) là 53,55%; 42,45% đạt học lực khá; 3,61% đạt học lực trung bình. So với kết quả năm học 2021-2022, tỷ lệ học sinh giỏi năm nay tăng trên 13%, học sinh trung bình giảm và không có học sinh yếu.

Tương tự, kết quả đánh giá học sinh khối 10 năm học 2022-2023 tại Trường THPT Thủ Đức (TP.Thủ Đức) cho thấy, tỷ lệ học sinh xuất sắc là 3,3%; giỏi 38,7%; số còn lại là khá và đạt. Thầy Võ Thanh Toàn (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Đức) đánh giá, so với khối 10 năm trước học theo chương trình cũ thì kết quả học tập của học sinh khối 10 năm nay (học theo Chương trình GDPT 2018) là khá khả quan, thậm chí còn tăng hơn ở tỷ lệ học sinh giỏi. Trong khi đó, tại Trường THPT Tân Bình (Q.Tân Phú), thầy Trương Đình Hùng (Phó Hiệu trưởng nhà trường) thông tin, trong học kỳ I tỷ lệ học sinh giỏi ở khối 10 giảm một nửa so với năm học trước do việc đánh giá thay đổi. Thế nhưng, kết quả này đã có sự thay đổi, bứt phá trong học kỳ II khi học sinh dần thích nghi với việc đổi mới, học với sự chủ động hơn và thầy cô cũng điều chỉnh phương pháp giảng dạy. “Việc chuyển giao 2 chương trình đã gây khó khăn, lúng túng cho học sinh trong giai đoạn đầu, tác động đến kết quả học tập của các em. Khi đã quen phương thức học, cách đánh giá quá trình, tiếp cận bài học với sự chủ động từ sách vở, từ hệ thống học trực tuyến, làm việc nhóm, thực hiện dự án… đã giúp học sinh thay đổi kết quả học tập dù chương trình đánh giá khắt khe hơn”, thầy Hùng nhận định.

Đa dng cách đánh giá, hc sinh d phát huy năng lc

Từ thực tế giảng dạy và triển khai chương trình mới tại đơn vị, nhiều nhà quản lý giáo dục nhận định, ban đầu thấy chương trình mới có cách đánh giá khắt khe hơn, yêu cầu cao hơn với học sinh khi thay đổi cách thức đánh giá học sinh giỏi. Tuy nhiên, thực tế triển khai thấy rằng, nếu giáo viên chịu đổi mới, học sinh chịu chủ động thì chương trình mới lại tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy năng lực. Thầy Võ Thanh Toàn phân tích: “Việc đánh giá học sinh trong chương trình mới có nhiều thay đổi. Cụ thể, để được công nhận là học sinh giỏi thì tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét, học sinh phải được đánh giá mức đạt; các môn còn lại có điểm trung bình môn học kỳ và cả năm từ 6,5 trở lên. Trong đó, ít nhất 6 môn có điểm trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm từ 8 trở lên. Rõ ràng việc đánh giá này thực chất hơn, đòi hỏi học sinh phải nỗ lực tự học, tự rèn luyện nhiều hơn, đồng thời giáo viên phải đổi mới”.

Nhìn nhận ở môn tiếng Anh, cô Lê Thị Xuân Vy (giáo viên tiếng Anh, Trường THPT Thủ Đức) cho biết với Chương trình GDPT 2018, để đạt được kết quả học sinh giỏi trong năm học cũng không quá khó bởi kiến thức rất gần gũi, đơn giản, chỉ cần các em tập trung học tập, siêng năng. Quan trọng nhất là học sinh phải có khả năng tự học, tự trang bị kiến thức qua hệ thống dạy học trực tuyến của trường, chứ không thể học bị động, thụ động theo kiểu thầy đọc, trò chép như trước đây mà phải tự tìm tòi, nghiên cứu. Trong khi đó, thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên) cho hay, trong giai đoạn học kỳ I học sinh chưa quen với cách tiếp cận các phương pháp đổi mới của giáo viên nên kết quả chưa cao, tỷ lệ học sinh giỏi khá ít. Sang học kỳ II, các em dần thích nghi hơn với cách học, làm việc nhóm, dự án nên đã chủ động hơn, điểm số cũng vì thế mà cải thiện. “So với chương trình 2006, việc đánh giá học sinh ở chương trình mới có nhiều điểm khác biệt, tưởng như khắt khe hơn khi siết học lực học sinh giỏi trên cả 6 môn. Song chính việc đa dạng các hình thức đánh giá lại là cơ hội để học sinh phát huy được năng lực, các em dễ dàng lấy điểm hơn, với điều kiện các em phải có sự chủ động cao trong học tập”, thầy Cường chia sẻ.


Theo đánh giá, hc sinh phát huy năng lc nhiu hơn trong Chương trình giáo dc ph thông 2018

Thầy Cường cho biết thêm, trước khi bắt đầu triển khai Chương trình GDPT 2018 ở khối 10 trong năm học này, giáo viên các tổ bộ môn của trường đã cùng ngồi lại xây dựng thang điểm đánh giá quá trình học tập của học sinh theo đúng yêu cầu, mục tiêu mà chương trình mới đặt ra. Vì thế, giáo viên không gặp nhiều khó khăn khi đánh giá học sinh trong năm học. “Cơ bản là từ phía học sinh phải thay đổi, chủ động về việc học. Học sinh khối 10 năm nay chuyển giao từ chương trình 2006 vẫn là cách đánh giá cũ, sang Chương trình GDPT 2018 với cách đánh giá mới và phương thức giảng dạy mới của giáo viên. Vì thế, nếu các em không chịu thay đổi phương thức học thì khó tiếp cận, đặc biệt nếu giáo viên không đa dạng hình thức đánh giá học sinh thì cũng rất khó tạo cơ hội để học sinh phát huy hết năng lực, sở trường…”, thầy Cường nhìn nhận.

Thầy Cường cho rằng kết quả học tập của học sinh trong năm đầu đổi mới sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố, đó là sự chủ động của học sinh và tính chủ động đổi mới của giáo viên. “Nếu giáo viên không thay đổi phương pháp giảng dạy, đa dạng các hình thức đánh giá thì rất khó để học sinh thích nghi và gây thiệt thòi cho học sinh. Nếu học sinh không có sự chủ động, hòa mình với những hoạt động của giáo viên mà vẫn thụ động theo cách học cũ thì rất khó để lấy điểm, ngay cả khi giáo viên trao cơ hội”.

Bài, ảnh: Thành Nam