Thứ ba, 14/7/2020, 19h26

Đánh giá cuối năm: Hiệu trưởng phải đổi mới, công tâm

Vài năm tr li đây, nhm nhìn li quá trình mt năm hc trong nhà trưng đ có hưng điu chnh v chuyên môn, phương pháp ging dy, cách thc qun lý phù hp vi chương trình giáo dc ph thông mi (GDPTM), vic giáo viên đánh giá hiu trưng, giáo viên đánh giá giáo viên đã đưc thc hin, trin khai trong nhiu đơn v giáo dc vào dp cui năm hc. Vic đánh giá da trên các tiêu chí theo các tiêu chun đưc ban hành trong Thông tư 14 chun hiu trưng, Thông tư 20 chun ngh nghip giáo viên…


Hiu trưng phi có tư duy đi mi, to điu kin đ giáo viên đi mi thì vic đánh giá mi hiu qu. Trong hình: Mt tiết hc lch s theo hưng đi mi ti Trưng THPT Lê Quý Đôn

Đứng ở góc độ xây dựng, hình thức này tạo ra tính công khai, dân chủ trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng và môi trường giáo dục của nhà trường. Thế nhưng, để việc đánh giá mang lại hiệu quả, cách thức triển khai của từng đơn vị nhà trường cần phải linh hoạt, tạo điều kiện để giáo viên dám “nói thẳng, nói thật”. Đặc biệt, từ phía mỗi nhà trường phải có sự đổi mới, đi đầu là lãnh đạo nhà trường.

Đ giáo viên nói thng, nói tht

Kể từ năm 2018, nhằm tiệm cận với chương trình GDPTM, nhiều tiêu chí đánh giá giáo viên cũng như lãnh đạo nhà trường đã được thay đổi. Đối với giáo viên sẽ có 15 tiêu chí đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn, với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, việc đánh giá căn cứ trên 18 tiêu chí ở 5 tiêu chuẩn. Tuy vậy, cách thức từng trường thực hiện việc đánh giá lại khác nhau.

Theo một giáo viên THPT, các tiêu chí được nhà trường đưa ra rất rõ ràng, bám sát với chức năng, nhiệm vụ của giáo viên, lãnh đạo theo đúng tinh thần của các thông tư mới. Vậy nhưng, để giáo viên dám nói thẳng, nói thật thì không hề đơn giản, phụ thuộc nhiều vào bản thân người đứng đầu đơn vị. “Để giáo viên dám nói lên suy nghĩ của mình, để việc đánh giá đạt được hiệu quả thì cách thức triển khai đánh giá phải thực sự công tâm. Làm sao mà qua cách thực hiện này, giáo viên khi đánh giá không cảm thấy bị gò bó mà ngược lại phải thấy thực sự thoải mái đưa ra những góp ý về đồng nghiệp, hiệu trưởng”.

Cũng theo giáo viên này, giữa đồng nghiệp với nhau thì việc đánh giá có thể thẳng thắn, góp ý cho nhau nhưng khi đánh giá hiệu trưởng thì giáo viên vẫn có sự e dè, hạn chế nêu lên ý kiến của mình, nhất là nếu bị yêu cầu đề tên, chữ ký. “Việc đánh giá hiệu trưởng chỉ nên thực hiện trên bản Excel, không nên lấy tên và chữ ký của giáo viên. Có như vậy, giáo viên mới dám thẳng thắn bày tỏ quan điểm”.

Chia sẻ về cách thức thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá của đơn vị mình, thầy Võ Thiện Cang (Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang, Q.5) cho biết, nhà trường làm đúng theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Cụ thể, dựa theo biểu mẫu số 03 lấy ý kiến giáo viên, nhân viên về hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thì trên mẫu đó không ghi bất kỳ thông tin nào của giáo viên, nhân viên. Nhà trường in sẵn bản photo cho thầy cô. Nhưng cũng rất linh hoạt, nếu thầy cô nào không đánh giá bằng bản photo sẵn thì có thể thực hiện qua bản đánh máy. Văn phòng tổng hợp, nhà trường đọc công khai những ý kiến đánh giá đó trên hội đồng. “Qua bút tích của thầy cô, nhà trường cũng có thể đoán được đó là tâm tư nguyện vọng của thầy cô nào. Thế nhưng chính bút tích đó sẽ giúp hiệu trưởng nhìn nhận để có sự sâu sát hơn với từng giáo viên, quan trọng là người lãnh đạo đơn vị phải có sự công tâm để giáo viên không có sự e dè”.

Kết thúc năm học, thầy Cang nhận được 50/52 phiếu đánh giá tốt, một vài phiếu còn lại bày tỏ tâm tư. “Nhà trường hết sức ghi nhận, trân trọng những góp ý của thầy cô, đồng thời cũng nói rõ để thầy cô hiểu. Tâm tư nguyện vọng của thầy cô nếu để phục vụ cho tập thể, cho học sinh thì nhà trường cân nhắc. Còn nếu tâm tư nguyện vọng của thầy cô mà chỉ phục vụ cá nhân thì rất khó”.

Thầy Đặng Đình Quý (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình) lại cho rằng, hiệu quả của việc đánh giá còn phụ thuộc vào tính đoàn kết nội bộ từng đơn vị. “Việc đánh giá thực ra ít nhiều cũng mang yếu tố cảm tính. Ngay cả bản thân giáo viên cũng chưa hiểu rõ việc đánh giá này. Chỉ có những gì nổi trội mới thể hiện trên phiếu còn lại các tiêu chí cũng rất chung chung. Do vậy, lãnh đạo nhà trường phải làm sao để giáo viên hiểu, tạo tâm thế thoải mái trong đơn vị thì giáo viên mới dám nói thẳng, nói thật”.

Lãnh đo phi đi mi vic đánh giá mi đt hiu qu cao

Trong việc đánh giá giáo viên, những tiêu chí đưa ra nhằm mục đích để giáo viên từng bước đổi mới theo chương trình GDPTM. Có nghĩa là khi áp dụng đánh giá thì trước hết từng nhà trường phải đổi mới. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều đơn vị chưa đổi mới hoặc đổi mới nửa vời, việc áp dụng tiêu chí đánh giá này sẽ hoặc là gây thiệt thòi cho giáo viên, hoặc là làm hình thức. “Nếu nhà trường không đổi mới hoặc là đổi mới chưa tới thì thầy cô chỉ có thể nằm ở mức đạt, thậm chí là chưa đạt với những tiêu chí nhà trường chưa thực hiện. Như vậy, nếu làm đánh giá một cách thực sự thì sẽ có rất nhiều nhà trường, rất nhiều thầy cô không đạt”, hiệu trưởng một trường THCS ở Q.Bình Thạnh nêu rõ. Nếu làm cho rõ ràng, hiệu trưởng này cho rằng, việc đánh giá sẽ rất hay, các tiêu chí đánh giá là căn cứ để giáo viên nhìn ra năng lực, phẩm chất, xây dựng và thực hiện các kế hoạch đáp ứng với yêu cầu của đổi mới. Việc đánh giá cũng giúp nhà trường nhìn nhận lại xem đã làm được những gì, đã đổi mới được những gì để phù hợp với yêu cầu của chương trình mới.

 Nhìn nhận với vai trò như vậy, thầy Võ Thiện Cang nhấn mạnh, việc đánh giá phải làm thật kỹ, nếu không thực hiện đến nơi đến chốn thì sẽ mang tính hình thức, làm cho có. Trong việc giáo viên tự đánh giá bắt buộc phải nộp minh chứng đính kèm với những gì đạt được thì việc tự đánh giá mới có giá trị. Cạnh đó, để việc đánh giá hiệu quả thì ban lãnh đạo nhà trường phải thật sự sâu sát với giáo viên, nắm tình hình. Đặc biệt là có tư tưởng mới, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Trong khi đó, giáo viên một trường THCS ở Q.12 cho hay, giáo viên rất khó đạt được các tiêu chí đưa ra trong đánh giá, chỉ khi lãnh đạo nhà trường có tư duy đổi mới, tạo điều kiện để giáo viên đổi mới thì mới có thể đạt được những tiêu chí này. “Đánh giá dựa trên sự đổi mới, vì vậy nếu nhà trường vẫn giữ những nếp cũ thì việc đánh giá không tiệm cận, kém hiệu quả nếu không muốn nói là làm khó giáo viên”.

Theo thầy Đặng Đình Quý, việc đổi mới hiện nay là việc bức thiết, mỗi nhà trường đều phải đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc đổi mới này cũng phải thực hiện có lộ trình, để giáo viên nắm vững, tạo sự đồng thuận giữa các luồng tư tưởng trong nhà trường. Đặc biệt, việc đổi mới này phải xuất phát trước tiên từ chính lãnh đạo nhà trường, từ đó tạo cơ sở cho giáo viên đổi mới thì việc đổi mới mới thành công. “Từ chính kết quả của việc đánh giá giáo viên, nhà trường sẽ sử dụng như một kênh tham khảo để đánh giá, bình xét thi đua giáo viên, bên cạnh bộ tiêu chí thi đua của trường. Vì là một kênh nên phải có sự đồng nhất thì nhà trường mới có thể sử dụng hiệu quả trong việc nắm bắt giáo viên mình”.

Cũng theo thầy Quý, để thực hiện việc đánh giá cho tốt thì nhà trường phải cụ thể hơn các tiêu chí, cụ thể từng công việc của trường. Nếu chỉ chung chung thì việc đánh giá không thuyết phục. “Các tiêu chuẩn, tiêu chí chỉ là các khung thôi. Còn để phù hợp với đặc thù nhà trường thì trường phải chia nhỏ, đưa từ định tính về định lượng, từ đó nhà trường có cơ sở để đánh giá, giá viên cũng có cơ sở để phấn đấu”...

Bài, ảnh: Yến Hoa