Thứ năm, 10/6/2021, 15h54

Đánh giá giáo viên theo quá trình tiến bộ của học sinh

Trong bi cnh giáo dc tiu hc đã thc hin Chương trình giáo dc ph thông 2018 lp 1 và tiếp tc lp 2, nhiu nhà giáo cho rng quy đnh mi ca S GD-ĐT TP.HCM yêu cu không da vào kết qu hc tp ca hc sinh đ đánh giá giáo viên không ch giúp gim ti áp lc cho giáo viên mà còn là cơ s đ thy cô đi mi, đt hiu qu cao trong vic thc hin chương trình mi.


Theo nhiu nhà giáo, vic đánh giá giáo viên cn tim cn vi đánh giá hc sinh, tc là đánh giá quá trình tiến b ca hc sinh ch không phi theo đim s (nh minh ha)

Từ chính việc giảm áp lực cho giáo viên, cho nhà trường trong việc không đặt nặng kết quả học tập còn giúp đẩy lùi căn bệnh thành tích, xóa sổ tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, hướng tới mục tiêu phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh.

Xóa s tình trng hc sinh ngi nhm lp

Cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1) nhận định, quy định không căn cứ vào kết quả học tập của học sinh để đánh giá giáo viên được Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra mới đây là quy định hết sức nhân văn, mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho các cơ sở giáo dục tiểu học. “Dễ dàng thấy rằng quy định này trước hết sẽ giúp hạn chế được bệnh thành tích trong nhà trường, đẩy lùi tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm chỗ. Bởi nếu đánh giá giáo viên từ điểm số, thì giáo viên cũng sẽ đánh giá học sinh qua điểm số, là nguyên nhân sâu xa nhất của việc học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm chỗ. Đồng thời, quy định trên cũng là hành lang, cơ sở rõ rệt nhất để giáo viên cởi bỏ áp lực, không cứng nhắc trong việc phấn đấu các chỉ tiêu xếp loại học lực của học sinh trong lớp, từ đó sẽ thực tế hơn khi đưa ra các kế hoạch, phương án giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh”, cô Chi nói.

Cũng theo cô Chi, quy định mới của Sở GD-ĐT TP.HCM hoàn toàn tương thích với mục tiêu đánh giá của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cụ thể, việc đánh giá học sinh trong chương trình mới được quy định theo quá trình, theo sự tiến bộ của học sinh. Chính vì thế, nếu việc đánh giá giáo viên vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào điểm số của học sinh thì rõ ràng không phù hợp, nếu không muốn nói là “lệch pha”. Khi kết quả học tập của học sinh không còn là thước đo để ràng buộc trong đánh giá giáo viên là điều kiện tốt nhất để thầy cô được sáng tạo, đổi mới, chủ động thiết kế các bài giảng dạy học theo hướng cá thể hóa, hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Chia sẻ về việc đánh giá giáo viên, một giáo viên tiểu học ở Q.Tân Bình thẳng thắn cho biết, từ trước đến nay việc đánh giá giáo viên vẫn còn phụ thuộc vào kết quả điểm số của học sinh. Tại nhiều trường, trong thang điểm đánh giá giáo viên còn được áp sẵn số % học sinh dưới trung bình, tức là khống chế sẵn mức độ, tỷ lệ, điểm số cần đạt được của học sinh trong lớp. “Chính điều này khiến giáo viên rất áp lực. Trên thực tế, trong một lớp, nhất là đối với những lớp nhỏ như lớp 1, lớp 2, không phải học sinh nào cũng dễ dàng tiếp thu kiến thức. Đó là chưa kể, nhiều em có những vấn đề về tâm lý lại cần đến việc đánh giá quá trình chứ không phải là điểm số. Khi giáo viên áp lực, chỉ chăm chăm mong đạt được kết quả điểm số cao của học sinh thì cũng dễ dàng nới tay, xuề xòa trong quá trình đánh giá học sinh, người thiệt thòi không ai khác chính là học sinh”, giáo viên trên cho biết.

Đánh giá giáo viên qua s tiến b, nhn thc ca hc sinh

“Nếu chỉ căn cứ vào kết quả học tập của học sinh thì giáo viên sẽ không dám và cũng không muốn tổ chức, thiết kế các hoạt động mở rộng để học sinh vừa học, vừa vận dụng kiến thức vì sẽ mất thời gian mà lại không thu được gì”, cô Nguyễn Thị Lệ Hằng (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Văn Tần, Q.6) nhận định. Do đó, cô Hằng đánh giá, việc các trường tiểu học không sử dụng kết quả học tập của học sinh để đánh giá giáo viên là hướng mở để thầy cô mạnh dạn hơn nữa trong quá trình đổi mới, sáng tạo dạy học; từ đó giúp thầy cô tự tin, linh hoạt trong tổ chức các hoạt động, kết hợp với nhiều phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh vừa học, vừa vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018. “Việc đánh giá giáo viên nên bám sát và tiệm cận với đánh giá học sinh. Tức là đánh giá từ chính quá trình tiến bộ của học sinh thông qua đa dạng các hoạt động. Từ quy định mở của Sở GD-ĐT về đánh giá giáo viên sẽ là căn cứ để nhà trường chủ động, đa dạng hơn trong đánh giá giáo viên, bám sát hơn nữa vào mục tiêu của chương trình, đặt cao tính sáng tạo, đổi mới trong dạy học của giáo viên”, cô Hằng nhấn mạnh.

“Quy đnh mi ca S GD-ĐT TP.HCM hoàn toàn tương thích vi mc tiêu đánh giá ca Chương trình giáo dc ph thông 2018. C th, vic đánh giá hc sinh trong chương trình mi đưc quy đnh theo quá trình, theo s tiến b ca hc sinh”, cô Đ Ngc Chi (Hiu trưng Trưng Tiu hc Nguyn Bnh Khiêm, Q.1) nói.

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.3 cho rằng, ở mặt tích cực, kết quả học tập của học sinh cũng là một trong những thước đo để giáo viên xem lại phương pháp giáo dục của mình đã thực sự hiệu quả chưa, từ đó có sự điều chỉnh linh hoạt. Cạnh đó, từ kết quả học tập, cha mẹ học sinh cũng phần nào đánh giá được năng lựa của con em mình mà có sự phối hợp tốt hơn với nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Đồng thời cũng giúp cán bộ quản lý mỗi nhà trường điều chỉnh kế hoạch dạy học sao cho phù hợp nhất. “Những mặt tích cực này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi mỗi nhà trường không quá đặt nặng về các con số, tỷ lệ, khi sử dụng các con số theo hướng đồng hành, gỡ khó cho giáo viên. Tuy nhiên, trên thực tế căn bệnh về thành tích vẫn còn tồn tại, dù ít, dù nhiều. Và quy định của Sở GD-ĐT sẽ từng bước tháo gỡ căn bệnh này”, vị hiệu trưởng này nói.

Khi không còn căn cứ vào kết quả học tập của học sinh để đánh giá giáo viên, cô Đỗ Ngọc Chi cho rằng việc đánh giá giáo viên sẽ được căn cứ vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt bám sát vào đánh giá, ghi nhận sự tiến bộ của học sinh theo quá trình. “Tức là không nhìn nhận vào kết quả mà nhìn nhận vào quá trình. Đánh giá giáo viên là đánh giá quá trình thay đổi, tiến bộ của học sinh từ điểm xuất phát cho đến điểm kết thúc. Qua việc dự giờ thăm lớp, cán bộ quản lý có thể nhìn vào khả năng tiếp thu của học sinh, kỹ năng của học sinh, thậm chí là không khí lớp học để đánh giá giáo viên. Hoặc đánh giá giáo viên thông qua ngôn ngữ giao tiếp của học sinh, sự tự tin mạnh dạn của học sinh thông qua chính các hoạt động giáo dục. Đánh giá giáo viên qua phương pháp giáo dục, sự chủ động, ý thức khả năng tự học…, làm sao hướng tới yếu tố cuối cùng là thu hút học sinh trong giờ học, phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của học sinh”, cô Chi nhìn nhận.

Bài, ảnh: Yến Hoa