Thứ sáu, 19/8/2022, 11h29

Đầu tư tăng tốc cho khởi nghiệp Việt Nam

Nhiu doanh nghip khi nghip tht bi do thiếu ngun vn, thiếu vai trò ca ngưi dn dt và đc bit là chưa đưc đu tư nn tng k thut công ngh...


Đ
i din Trưng ĐH Nguyn Tt Thành gii thiu công ngh ging ti sàn giao dch công ngh do S Khoa hc - Công ngh TP.HCM t chc

Tài sn khi nghip ln chưa khai thác

TS. Diệp Nguyễn (giảng viên ĐH Công nghệ Sydney, Úc) cho biết, nhìn chung trên thế giới, tỷ lệ khởi nghiệp thành công là rất thấp. Trong số 100 doanh nghiệp khởi nghiệp, có đến 95% không đi về đâu và chỉ 5% doanh nghiệp thành công. Nguyên nhân là do thiếu sự dẫn dắt của các tập đoàn lớn, chưa có hệ sinh thái toàn diện, thiếu sự đầu tư về công nghệ để phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường. TS. Diệp Nguyễn đánh giá, hiện nay các công trình nghiên cứu ở các trường ĐH chính là tài sản khởi nghiệp lớn mà chúng ta đã bỏ lỡ. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu để tạo ra công nghệ mới, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao cần phải khai thác tối đa. Kinh doanh tài sản trí tuệ đã được các trường ĐH trên thế giới triển khai hiệu quả, trong đó có ĐH Công nghệ Sydney. Trong khi đó, nhiều chuyên gia khẳng định, startup bắt đầu từ đâu, quá trình chuẩn bị ra sao cũng không thể thiếu vai trò của các quỹ đầu tư. Cụ thể, tại các quỹ đầu tư có mạng lưới cố vấn, có chuyên gia giàu kinh nghiệm phát triển mạng lưới kinh doanh... để dẫn dắt và hơn hết là có nguồn vốn đầu tư. 

Tại lễ ra mắt Chương trình tăng tốc Sihub-Expara mùa 4 với chủ đề “Công nghệ giống và chế biến lương thực thực phẩm”, ông Douglas Abrams (CEO Quỹ đầu tư công nghệ Expara) cho biết, trong số 50 triệu USD của quỹ ở khu vực Đông Nam Á lần này, Expara Southeast Asia Ventures sẽ ưu tiên cho các startup Việt Nam. Theo đó, các dự án tiềm năng có thể nhận tối đa vốn đầu tư lên tới 50%. Chương trình tăng tốc khởi nghiệp với mục tiêu đầu tư và hỗ trợ các startup tăng tốc, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Riêng các startup tiềm năng được tuyển chọn trong năm 2022 có cơ hội nhận khoản đầu tư lên đến 150 ngàn USD.

Được biết, Chương trình tăng tốc khởi nghiệp Sihub-Expara là một trong những hoạt động thường niên thuộc chương trình hợp tác của Sihub và Expara tại Việt Nam. Quỹ đầu tư mạo hiểm Expara cùng Sihub cung cấp cho các startup những khóa huấn luyện về phát triển kế hoạch kinh doanh, mô hình tài chính, định giá và tăng vốn đầu tư, thương mại hóa sản phẩm, tăng tốc mở rộng thị trường...


Ông Douglas Abrams (CEO Qu
 đu tư công ngh Expara)

Theo Sihub (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM), từ năm 2017 đến nay đã có rất nhiều đơn vị đứng ra tổ chức các chương trình tăng tốc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại Sihub-Expara vẫn là một trong 2 đơn vị tiếp tục các chương trình tăng tốc. Cụ thể, ở 3 mùa trước đã có 260 doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia chương trình tăng tốc, trong đó có 22 công ty được đầu tư thành công với tổng số vốn 14 triệu USD.

Qu đu tư tìm kiếm startup tim năng

Ông Huỳnh Kim Tước (CEO Sihub) cho rằng “cuộc chơi” khởi nghiệp hiện nay đã qua thời phong trào và dần đi vào thực tiễn. Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh cơ hội thì startup cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có việc tiếp cận các quỹ đầu tư mạo hiểm. Thực tế, đâu là nơi tạo ra các startup của Việt Nam, sau một thời gian thì còn bao nhiêu vườn ươm có các startup gọi được vốn.

Trong 10 tổ chức lớn có chương trình tăng tốc khởi nghiệp của Việt Nam, đến nay có đến 8 tổ chức không còn hoạt động. Vậy đâu là nơi để startup có cơ hội phát triển? Để giải quyết vấn đề trên, lần này Sihub cố gắng tạo ra sự khác biệt cho chương trình tăng tốc khởi nghiệp, cụ thể là lấy chủ đề công nghệ giống và chế biến lương thực thực phẩm. Với cách tiếp cận mới hướng đến các startup giải quyết bài toán cung ứng công nghệ cho các tập đoàn Việt Nam. Theo ông Tước, xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là nông nghiệp và chế biến lương thực, thực phẩm. Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong 20 năm nay vẫn có những khó khăn nhất định, đặc biệt là nhiều tập đoàn rất khó khăn để đưa ra sản phẩm mới. Từ thực tế đó, Sihub quyết định tiếp tục chương trình tăng tốc khởi nghiệp với mong muốn tìm kiếm các dự án sáng tạo công nghệ, phối hợp cùng các tập đoàn để mở rộng thị trường xuất khẩu. “Trên thế giới, không có quốc gia nào khởi nghiệp mà không dựa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ để phát triển. Trong 5 năm trở lại đây, các công ty, tập đoàn xuất khẩu của Việt Nam đã chủ động tìm kiếm, mua công nghệ để đầu tư phát triển sản phẩm mới, đây là tín hiệu tốt. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công ty, tập đoàn có quỹ đầu tư công nghệ lớn nhưng vẫn còn lúng túng khi sử dụng quỹ này để đầu tư công nghệ. Trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, bất cứ lĩnh vực nào nếu không có vai trò dẫn dắt của các tập đoàn là rất khó phát triển. Sự tham gia của các tập đoàn vào trong hệ sinh thái, hợp tác với startup là cần thiết. Sihub đang từng bước tạo cầu nối giữa startup và các tập đoàn xuất khẩu nông sản của Việt Nam để đưa nền tảng công nghệ vào sản xuất, chế biến”, ông Tước nói.

Ở góc độ nhà đầu tư công nghệ, ông Douglas Abrams nhận định, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho cộng đồng khởi nghiệp cũng như các quỹ đầu tư mạo hiểm, bởi đã và đang hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn diện. Theo đó, Việt Nam có tiềm lực về con người, về tinh thần khởi nghiệp, chính sách từ Nhà nước... Các dự án khởi nghiệp liên quan đến nông nghiệp, chế biến nông sản của Việt Nam rất tiềm năng nhưng chưa phát triển là do chưa có cơ hội tiếp cận với các quỹ đầu tư. Chúng tôi luôn tìm kiếm các dự án đó để hợp tác, phát triển và rất cần được sự kết nối của các đơn vị chuyển giao công nghệ.

T.Anh