Thứ ba, 22/12/2020, 19h33

Dạy học ngữ văn theo chủ đề

Nhng năm gn đây, B GD-ĐT đã ch đo đi mi dy hc theo hưng phát trin năng lc ngưi hc, khuyến khích phát trin kế hoch giáo dc nhà trưng, trong đó có hưng dy hc theo ch đ. Vic rà soát li chương trình môn hc, xây dng kế hoch dy hc cũng có yêu cu dy hc theo ch đ...


Theo tác gi, khi chương trình đã chuyn sang hưng phát trin năng lc thì không chy theo cách dy nhi nhét ni dung. Trong nh: Hc sinh hóa thân thành nhân vt trong mt tác phm văn hc. Ảnh: Y.Hoa

Nhưng hiểu chủ đề và dạy học theo chủ đề trong môn ngữ văn là gì? Vì sao phải dạy học theo chủ đề thì không phải giáo viên hay cán bộ chỉ đạo bộ môn cũng hiểu đúng, hiểu thống nhất như nhau. Theo tôi, trước hết chủ đề ở đây cần hiểu theo nghĩa rộng là một vấn đề, một đề tài nào đó chứ không phải chỉ theo nghĩa hẹp: “Chủ đề là vấn đề cơ bản, trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học”. Hiểu chủ đề theo nghĩa hẹp là bó gọn trong nội dung, chỉ những gì thuộc về nội dung, tư tưởng. Hiểu chủ đề theo nghĩa rộng trong môn ngữ văn còn là các vấn đề hình thức của văn bản - tác phẩm: ngôn ngữ, các biện pháp tu từ, thể loại và rất nhiều vấn đề khác đặt ra trong đó.

Theo đnh hưng phát trin năng lc, nên t chc dy ch đ theo nghĩa rng, đó là gom các văn bn - tác phm có cùng th loi, kiu văn bn, đc trưng ngôn ng và các hình thc ngh thut li đ dy.

Dạy học chủ đề theo nghĩa hẹp chẳng hạn, là dạy một nhóm tác phẩm có cùng chủ đề về đất nước, hay hình tượng người mẹ; chủ đề về chiến tranh bảo vệ đất nước hoặc chủ đề về mùa thu trong thơ… Dạy chủ đề theo nghĩa rộng còn là nhóm các văn bản - tác phẩm theo thể loại: cùng là truyện truyền thuyết, cổ tích hay truyện ngắn trào phúng; cùng dạy một loạt bài thơ lục bát, thơ đường luật, thơ tự do… hoặc nhóm theo đặc điểm ngôn ngữ và các hình thức nghệ thuật khác… Có thể thấy chủ đề trong môn ngữ văn rất nhiều nhưng có thể khái quát thành 2 loại lớn: chủ đề theo nội dung và chủ đề theo hình thức, nghệ thuật. Các chủ đề nội dung nhằm góp phần bồi dưỡng phát triển phẩm chất; còn các chủ đề hình thức hướng tới phát triển năng lực đọc: đọc theo thể loại, đọc theo các kiểu văn bản và đặc trưng ngôn ngữ của văn bản; không có cách đọc theo nội dung. Từ đây có thể thấy việc xây dựng kế hoạch giáo dục môn ngữ văn theo chủ đề cần tránh tình trạng ghép cơ học các văn bản, các nội dung chẳng liên quan gì đến nhau về chủ đề cả theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo định hướng phát triển năng lực, nên tổ chức dạy chủ đề theo nghĩa rộng, đó là gom các văn bản - tác phẩm có cùng thể loại, kiểu văn bản, đặc trưng ngôn ngữ và các hình thức nghệ thuật lại để dạy. Dạy kỹ một văn bản tiêu biểu cho thể loại đó và dành nhiều thời gian để hướng dẫn học sinh thực hành đọc, vận dụng những hiểu biết qua văn bản đã học để luyện tập kỹ năng đọc hiểu với các văn bản tương tự. Qua đó mà hình thành cách đọc, phát triển năng lực tự đọc, tự khám phá văn bản, tự hình dung, tưởng tượng cho mình một hình tượng, tác phẩm… Và dĩ nhiên qua mỗi văn bản văn học hay nghị luận, thông tin, học sinh đều được giáo dục về phẩm chất, nhân cách qua nội dung những văn bản ấy.

Khi chương trình đã chuyển sang hướng phát triển năng lực thì không nên chạy theo cách dạy nhồi nhét nội dung và hạn chế việc dạy chủ đề theo nội dung. Vì bản thân mỗi văn bản, nhất là văn bản văn học hàm chứa trong nó rất nhiều thông điệp nội dung khác nhau; làm thế nào mà khuôn vào một chủ đề nội dung do chính thầy cô đề ra, áp đặt được.

PGS.TS Đ Ngc Thng