Thứ ba, 25/2/2020, 20h47

Dạy học trực tuyến: Cơ hội để giáo viên thay đổi

Đó là khng đnh ca cô Bùi Minh Tâm (Hiu trưng Trưng THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM) ti Hi tho chia s kinh nghim dy hc trc tuyến do trưng t chc mi đây, thu hút hơn 100 giáo viên (GV) trong trưng tham gia.

Giáo viên Trưng THPT Lương Thế Vinh tho lun ti hi tho

Được xem là giải pháp tạm thời trong thời gian trường học đóng cửa vì dịch bệnh, song hình thức dạy học trực tuyến lại chính là “cú hích” để GV thay đổi, chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới một cách hiệu quả.

Đa dng các hình thc dy hc trc tuyến

Cô Nguyễn Thị Kim Dung (GV môn vật lý) sử dụng những công cụ đơn giản để giao bài tập theo hướng đa dạng cho học sinh (HS), bao gồm tự luận và trắc nghiệm cho từng khối. Trong đó, tự luận sẽ áp dụng với HS khối 10, 11; riêng khối 12, công cụ Google Form sẽ được sử dụng để giao đề trắc nghiệm online, còn công cụ Youtube sẽ hỗ trợ những video kiến thức. Tuy nhiên, theo cô Dung, song song với video kiến thức trên Youtube phải kèm theo một phần bài tập trắc nghiệm sau đó, nhằm mục đích kiểm tra HS có xem video hay không. “Ngoài việc ôn tập kiến thức, để biết HS có tương tác với GV hay không, trong các video nhắc nhở kiến thức cũ nên lồng ghép thêm phần bài tập, cũng như nói rõ khoảng thời gian để các em thực hiện”, cô Dung chia sẻ. Theo cô Dung, khi dạy học trực tuyến, GV sẽ không biết HS tự làm bài hay sao chép của bạn, thế nhưng vẫn phải xây dựng những tiêu chí đánh giá HS theo các thang điểm kiểu “trực tuyến” để khuyến khích sự say mê, tinh thần học tập của các em. Ví dụ như thang điểm về sáng đèn đúng giờ, tương tác, phát biểu, nhận xét… Cũng tạo các bài trắc nghiệm, cô Huỳnh Thị Thùy Trang (GV môn tiếng Anh) lại sử dụng phần mềm Quiza Lize, Kahoot. Cô Trang cho hay, bản thân những công cụ này đã tạo ra âm thanh kèm hình ảnh vui nhộn, phù hợp để thu hút HS trong môn học. Trong khi đó, 34/35 HS là sĩ số lớp học trực tuyến môn hóa học do cô Nguyễn Thị Bích Linh (GV môn hóa học) xây dựng, thường xuyên được duy trì thông qua hình thức livestream trên Facebook. Để giữ chân HS “không bỏ lớp”, trong thời gian livestream, cô Linh thường giao các bài tập nhanh nhằm tạo sự thi đua cho các em, qua đó lấy điểm cộng, đồng thời tăng sự tương tác giữa HS với GV, giữa HS với nhau trong lớp học ảo tương tự như lớp học truyền thống. Ở hình thức này, cô Linh không livestream công khai mà phát sóng vào group từng lớp thông qua GV chủ nhiệm. “Khi xây dựng bài giảng trực tuyến, đầu tiên GV phải công khai khung thời gian dạy trước đó để HS chủ động sắp xếp, có sự chuẩn bị, tham gia đông đủ. Trong quá trình livestream, GV nên thường xuyên điểm danh HS bằng cách gọi tên bất kỳ em nào, như một cách để kiểm tra sự tương tác thực chất của các em, tránh tình trạng HS sáng đèn nhưng lại làm việc riêng”, cô Linh nêu kinh nghiệm.

Trong khi đó, thầy Lê Minh Cường (GV môn toán) lại sử dụng phần mềm OBS Studio để xây dựng bài giảng online. Thầy Cường cho rằng, tùy theo mục đích của bài giảng mà người dạy sẽ sử dụng từng công cụ riêng biệt, sao cho phục vụ tốt nhất mục đích bài giảng của mình. “Khi xây dựng bài giảng trực tuyến, GV thường lựa chọn Facebook để tương tác với HS, bởi đây là kênh phổ biến, dễ kết nối, dễ thực hiện. Ngoài ra, GV cũng dễ dàng giải đáp những thắc mắc của HS. Thế nhưng, kênh trực tuyến này cũng có nhiều bất tiện là với những HS không rảnh trong khung giờ livestream thì khi xem lại bài giảng thường sẽ “ngán” vì video rất dài, lại có thêm những phần thừa do tương tác. Vì thế, ngay cả khi lựa chọn Facebook để tạo lớp học trực tuyến, thầy cô cần cân nhắc, có thể chỉ dùng để sửa bài tập, còn tương tác bài học mới nên sử dụng các công cụ khác phù hợp hơn”, thầy Cường chia sẻ.

Cơ hi đ giáo viên thay đi

Dạy học trực tuyến - dù thực hiện bằng nhiều phương pháp dễ tương tác tiếp cận HS, nhưng theo nhiều GV, đây vẫn là hình thức chủ yếu kêu gọi tinh thần tự giác của HS, đánh vào HS có nhu cầu học. “Nếu có nhu cầu học, HS sẽ học thực chất, còn không sẽ rất dễ đối phó”, một GV bày tỏ. Vì vậy, theo cô Nguyễn Thị Bích Linh, trong giai đoạn này không chỉ GV bộ môn mà GV chủ nhiệm cũng đóng vai trò rất quan trọng, hỗ trợ nắm bắt, kết nối GV bộ môn đến với HS và phụ huynh. “Nhiều khi HS mở đèn sáng nhưng đi chỗ khác. Khi có GV chủ nhiệm hỗ trợ, phụ huynh sẽ biết được khung giờ học của HS để vào cuộc, lớp học trực tuyến sẽ phát huy hiệu quả cao hơn”, cô Linh nói.

Nhìn nhận về việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến, cô Bùi Minh Tâm cho hay, ban đầu khi thực hiện, nhiều GV e ngại rằng phải giỏi CNTT mới xây dựng nội dung được. Thực tế thì tất cả GV đều có thể tổ chức được lớp học trực tuyến đến HS, tùy theo năng lực. Quan trọng là GV dám làm, dám thay đổi. Theo cô Tâm, vai trò của lớp học trực tuyến không chỉ dừng ở việc hỗ trợ HS ôn tập mà còn là thay đổi nhận thức, thói quen của các em trong vấn đề tự học, sử dụng mạng xã hội trong học tập. “Các em HS thường quen với cách học có GV cầm tay chỉ việc. Giờ tương tác qua màn hình sẽ khiến nhiều em gặp khó, nhất là những em chưa có ý thức cao”, cô Tâm nhìn nhận. Để thực hiện được vai trò này, cô Tâm cho rằng, trước hết mỗi GV phải thay đổi nhận thức, ý thức được trách nhiệm để xây dựng các bài giảng trực tuyến một cách thực chất, không đối phó, tạo hiệu ứng lan tỏa. Làm được như vậy chắc chắn HS sẽ thay đổi. “Thầy cô hãy coi hình thức dạy học trực tuyến là cơ hội để thay đổi và kết nối HS trong thời đại 4.0, và là cách để thầy cô chủ động hơn trong chương trình giáo dục phổ thông mới”, cô Tâm nói.

Bài, ảnh: Yến Hoa