Thứ bảy, 27/2/2021, 12h13

Đẩy mạnh hoạt động giáo dục trải nghiệm

Nm trong kế hoch giáo dc ca tng trưng hc, hot đng giáo dc tri nghim ngoài nhà trưng luôn đưc các cơ s giáo dc chú trng, làm mi. Hot đng này càng đưc đy mnh nhiu hơn khi trong Chương trình giáo dc ph thông 2018, ni dung giáo dc tri nghim tr thành bt buc, tăng thi lưng v s tiết và hưng tiếp cn.


Hc sinh Trưng THCS Nguyn Du (Q.1) tri nghim đi tàu cánh ngm

Tại TP.HCM, thời gian qua nhiều trường học đã có những cách triển khai nội dung giáo dục trải nghiệm ngoài nhà trường sinh động, đa dạng, gắn liền với mục tiêu giáo dục học sinh. Tính tiên phong đổi mới không chỉ tác động tích cực đến học sinh mà còn tạo ra lộ trình giúp nhà trường, giáo viên sớm thích nghi với những thay đổi của chương trình mới.

Hot đng tri nghim gn vi giáo dc hc sinh

Xem phim, kịch, múa rối; học toán ở khu du lịch; gói bánh chưng tặng người lao động nghèo dịp Tết… là những hoạt động giáo dục ngoài nhà trường độc đáo, ý nghĩa đã được một số trường áp dụng. Bằng hình thức này, kiến thức các môn học (toán, ngữ văn…) được lồng ghép cùng với những trải nghiệm bổ ích, bên cạnh đó năng lực của học sinh cũng được tạo điều kiện để phát triển. “Giáo dục trải nghiệm ngoài nhà trường không nhất thiết phải là đưa học sinh đi trải nghiệm ở đâu đó xa xôi. Có thể tận dụng những thiết chế văn hóa địa phương tại chính thành phố, quận/huyện mà học sinh đang sinh sống, học tập để tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Điều đó sẽ giúp học sinh hiểu hơn về thành phố, địa phương mình đang sinh sống, học tập đồng thời vẫn không làm giảm đi các giá trị trải nghiệm học tập, giáo dục mà hoạt động trải nghiệm mang lại”, cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) chia sẻ. Cụ thể, tại Trường THCS Nguyễn Du, những chuyến học tập trải nghiệm ngoài nhà trường thường xuyên được trường tổ chức như xem múa rối nước ở Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng, học vẽ tại Công viên Tao Đàn… Mới đây nhất, nhà trường tổ chức cho học sinh trải nghiệm đi tàu cánh ngầm. Theo cô Trang, những điểm trải nghiệm được nhà trường tổ chức đưa học sinh đi ưu tiên trước hết là các địa danh nằm xung quanh trường, xa hơn là các địa danh trên địa bàn Q.1. “Mỗi chuyến trải nghiệm là một hành trình để học sinh được nhìn ngắm thành phố mà các em đang sống, học tập. Không chỉ vậy, mỗi lần trải nghiệm đều được nhà trường tính toán, coi đó là một hình thức để giáo viên mở rộng không gian lớp học, qua đó giúp học sinh học được những kiến thức của môn học nào, học được những gì, phát triển được năng lực gì chứ không đơn thuần là tham quan, du lịch”, cô Trang nhấn mạnh.

Mới đây, Câu lạc bộ Văn học và Tổ ngữ văn Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5) đã tổ chức cho học sinh trong trường xem vở kịch “Lằn ranh” tại Nhà hát Trần Hữu Trang. Ngoài xem kịch, học sinh còn được yêu cầu viết cảm nhận về vở kịch đã xem. Đại diện nhà trường cho biết hoạt động trên là cách đổi mới nội dung giáo dục môn học, tạo cảm hứng, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đối với loại hình nghệ thuật kịch. Song song đó, thông qua vở kịch, nhà trường mong muốn giáo dục, lan tỏa sâu hơn đến học sinh về các giá trị của chân - thiện - mỹ, hình thành nhân cách, lối sống cao đẹp cho các em.

“Đi mt ngày đàng, hc mt sàng khôn”

Dịp cận Tết Nguyên đán 2021 vừa qua, học sinh lớp 10C1 Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn) đã có những trải nghiệm vô cùng ý nghĩa với dự án “Tết làm điều hay - Sẻ chia cuộc sống” ở môn ngữ văn. Khi thực hiện dự án, học sinh vận dụng những kiến thức về văn bản thuyết minh, quảng cáo trong chương trình Ngữ văn 10 đồng thời được trải nghiệm làm mứt Tết truyền thống và sinh tố trái cây; xây dựng chiến lược kinh doanh bán các sản phẩm làm được, gây quỹ cho hoạt động từ thiện chăm lo Tết cho trẻ mồ côi tại mái ấm Hoa Huệ (huyện Hóc Môn). “Dự án không phải là điều gì đó quá xa xôi hay vượt quá khả năng của học sinh mà ngược lại, việc được trải nghiệm làm mứt Tết và sinh tố trái cây rất gần gũi khiến các em vô cùng thích thú”, cô Trương Võ Ngọc Châu (giáo viên ngữ văn của trường) chia sẻ.

Theo cô Châu, số tiền hơn 1 triệu đồng thu được từ việc bán các sản phẩm mứt, sinh tố trái cây dù không quá lớn đã được đại diện lớp 10C1 trực tiếp tặng cho mái ấm Hoa Huệ trong những ngày Tết đến xuân về. “Đây là trải nghiệm đắt giá nhất mà thông qua dự án tôi muốn gửi gắm đến học sinh. Vượt ra ngoài giá trị môn học, dự án còn giúp giáo dục học sinh về ý nghĩa ngày Tết cổ truyền, về giá trị của sức lao động, sự sẻ chia, tình yêu thương dành cho những hoàn cảnh khó khăn, trang bị cho các em nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống”, cô Châu nói.


Hc sinh lp 10C1 Trưng THPT Nguyn Hu Cu làm mt Tết đ bán gây qu chăm lo cho tr m côi

Với nhìn nhận đó, cô Châu cho rằng hoạt động giáo dục trải nghiệm ngoài nhà trường có rất nhiều phương thức để tổ chức thực hiện, tùy theo môn học cũng như mục đích. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng vẫn phải là hướng đến giáo dục học sinh, phát huy năng lực và phẩm chất học sinh thì hoạt động giáo dục trải nghiệm mới thực sự có ý nghĩa.

Không thể phủ nhận những giá trị giáo dục đối với học sinh mà hoạt động giáo dục trải nghiệm ngoài nhà trường mang lại, song để hình thức giáo dục này phát huy hiệu quả thì mỗi nhà trường, mỗi tổ bộ môn cần có sự tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung tổ chức, điểm trải nghiệm, cần có thêm phương thức đánh giá học sinh sau những trải nghiệm… “Cần phải nhìn nhận rằng giáo dục trải nghiệm ngoài nhà trường không phải là tổ chức cho học sinh đi tham quan, du lịch mà ngược lại đó là những chuyến trải nghiệm giúp các em học hỏi được nhiều hơn, mở rộng thêm những hiểu biết về cuộc sống. Do vậy, nhà trường, giáo viên cần phải tận dụng để làm sao mỗi chuyến trải nghiệm là một lần học sinh được trưởng thành”, hiệu trưởng một trường tiểu học tại TP.Thủ Đức chia sẻ.

Bài, ảnh: Đ.Yến