Thứ bảy, 22/2/2020, 19h33

Đẩy mạnh khả năng tự học, tự vận động

nh minh ha. Ảnh: I.T

Rõ ràng, bất khả kháng thì chúng ta mới cho học sinh nghỉ học vì phòng tránh dịch cúm, vì sức khỏe con người là trên hết. Nghỉ học ở mức độ cho phép như nghỉ Tết (từ 10 đến 12 ngày), nghỉ lễ (từ 2 đến 3 ngày) thì vẫn chấp nhận được vì đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn của học sinh. Nhưng do điều kiện đặc biệt (phòng tránh dịch cúm Covid-19) nên chúng ta “phải nghỉ”, bắt buộc nghỉ chứ không ai muốn nghỉ… dài hơi như vậy giữa năm học!

Khi nghỉ bất thường sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho nhiều phía; gây không ít khó khăn, vất vả cho mọi nhà. Cụ thể là: Đảo lộn mọi sinh hoạt trong gia đình! Trước đây, khi chưa có dịch cúm, thì mỗi ngày, cha mẹ đưa con cái đi học. Trưa rước về cơm nước, nghỉ ngơi; chiều đưa con đi học tiếp (nếu có) vì cha mẹ nếu đi làm thì cùng đi, một công đôi việc. Nhưng nay cha mẹ đi làm, con ở nhà thì ai chăm sóc, quản lý. Lại phải thuê mướn người; nhờ ông bà, người thân tới giúp đỡ. Nhưng điều quan trọng hơn là ai quản việc con cái học ở nhà? Có một số người thì đưa luôn con đến cơ quan, đến nơi làm việc! Họ có tập trung vào công việc hay không? Hay luôn trong tình trạng “Thân thể trong cơ quan/ Tinh thần ngoài cơ quan” vì mải lo cho con?

Tiếp đến là tâm lý các em sau một kỳ nghỉ quá dài sẽ mất đi sự hứng thú khi đến lớp. Suốt kỳ nghỉ, các em chỉ việc ăn ngủ, vui chơi là chính. Giờ đây, các em phải gò vào kỷ luật, phải hoạt động khẩn trương trong lúc “cỗ máy cơ thể” chưa bắt nhịp kịp!

Có thể các em đã bỏ qua giai đoạn “điểm rơi phong độ” như bên bóng đá nên vào học khó tập trung, khó theo kịp sự vận hành của toàn bộ hoạt động của lớp, của trường. Từ đó, sức ì là vật cản lớn trong quá trình học tập của các em. Người lớn (cụ thể ở đây là thầy cô) nghỉ lâu như vậy; muốn hòa vào nhịp vận động chung, cũng phải tự mình vượt qua sức ì của bản thân.

Bài vở bỏ quên lâu ngày, muốn “hồi phục” lại trí nhớ cũng phải có thời gian, có “quy trình” của nó, không thể một thời gian ngắn mà hồi phục được ngay. “Dao năng mài năng sắc”, việc học phải có sự tiếp nối liên tục thì kiến thức mới có hệ thống, mới dễ dàng tiếp thu. Một khi bị “ngắt ngang” thì hệ thống kiến thức không còn, kiến thức rời rạc rất khó “nạp” vào!

Nắm được những hệ lụy trên, chúng ta cần có sự tiếp nối hệ thống kiến thức bằng nhiều hình thức học tập, rèn luyện. Sức khỏe ở đây cũng cần được lưu ý nhiều hơn (sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần). Đó là các bậc cha mẹ cần dành thời gian thích hợp hướng dẫn các em tự học, tự vận động; không ỷ lại, trông chờ mà chủ động học bài, làm bài bằng sự say mê, bằng sự tự tin, bằng niềm vui trong học tập.

Hng Lam Sơn