Thứ bảy, 4/12/2021, 10h01

Dạy thêm - học thêm: Đừng để thương mại hóa giáo dục

Mt ln na vn đ dy thêm - hc thêm li nóng lên khi trong ngh trưng, ti phiên cht vn trưc Quc hi mi đây, B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn đ ngh b sung dy thêm vào danh mc ngành ngh kinh doanh có điu kin. Ông khng đnh, đây là điu cn thiết đ có th điu tiết hot đng dy thêm, hc thêm.


Áp lc thi c là mt trong nhng nguyên nhân dy thêm hc thêm (hình minh ha)

Nhìn lại các thông tư, quy định về dạy thêm học thêm, có thể thấy ngành giáo dục trước giờ không cấm dạy thêm học thêm mà chỉ cấm việc dạy thêm trái quy định.

Dy thêm hc thêm hin đang theo quy đnh nào?

Từ năm 2012, quy định về hoạt động dạy thêm học thêm được Bộ GD-ĐT ban hành theo thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT. Thông tư nêu rõ, dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành. Theo thông tư, hoạt động dạy thêm, học thêm được phép tổ chức cả trong nhà trường và ngoài nhà trường.

Theo thông tư, nguyên tắc dạy thêm học thêm phải phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; Không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa; Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; Không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm; Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa...

Thông tư quy định: Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, TCCN, trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình GDPT; Giáo viên không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của hiệu trưởng.

Năm 2016, sau khi Luật sửa đổi Luật Đầu tư bỏ hoạt động dạy thêm, học thêm ra khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT công bố hết hiệu lực các Điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17.

Theo đó, Thông tư 17 vẫn còn hiệu lực tại: Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm; Điều 5. Tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường; Điều 7. Thu và quản lý tiền học thêm. Đây là cơ sở để nhà trường, địa phương làm cơ sở để tổ chức quản lý hoạt động này.

Để bảo đảm cho công tác quản lý tại các cơ sở dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, tại nghị trường chất vấn trước Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn một lần nữa đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời, cho biết Bộ GD-ĐT đang tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17, dự kiến ban hành trong năm 2021 nhằm bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Có thương mi hóa?

Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10) nhìn nhận, cốt lõi của việc dạy thêm học thêm tồn tại hiện nay nguyên nhân chủ yếu đến từ nhu cầu của phụ huynh do áp lực thi cử của học sinh, đồng lương của giáo viên còn thấp.

Mặc dù quy định rõ ràng song dạy thêm vẫn tràn lan, khó kiểm soát. Nhiều giáo viên vẫn bằng cách nào đó vẫn lôi kéo học sinh mình vào lớp học thêm, việc đưa học sinh về nhà dạy theo các hình thức nhỏ, lẻ vẫn tồn tại. “Việc đưa dạy thêm học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện nếu không đi kèm với các quy định ràng buộc đúng mức thì vô hình chung, việc dạy thêm sẽ càng trở nên tràn lan, giáo dục trở nên thương mại hóa”, thầy Phú đánh giá.

Thay vào đó, thầy Phú cho rằng, ngành giáo dục cần mạnh dạn để giáo viên được tổ chức dạy thêm trong chính nhà trường, trao trách nhiệm quản lý cho hiệu trưởng nhà trường. Việc dạy thêm vẫn trên tinh thần tự nguyện của học sinh, phụ huynh, giáo viên vi phạm sẽ bị kỷ luật, thậm chí đuổi khỏi ngành.

“Khi cho phép tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường sẽ đảm bảo về cơ sở vật chất, an toàn cho học sinh, phụ huynh cũng an tâm. Việc dạy thêm cũng dễ dàng quản lý, đồng thời cũng cải thiện thu nhập cho giáo viên, tạo nguồn thu cho nhà trường”.


Cn mnh dn cho phép giáo viên đưc t chc dy thêm trong nhà trưng (hình minh ha)

Dù vậy, để tổ chức giáo viên dạy thêm trong chính nhà trường, thầy Phú nhìn nhận, Nghị định 151/2017NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công cần phải được xem xét lại, để nhà trường có thêm nguồn thu, tăng thêm ngân sách cũng như chăm lo thêm cho giáo viên.

NGƯT Nguyễn Văn Ngai (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cho rằng dạy thêm học thêm xuất phát từ việc giáo viên phải sống với nghề, đồng lương đứng lớp còn quá thấp. “So với trước đây, đồng lương của giáo viên đã tăng nhưng rõ ràng, so với nhu cầu phát triển của xã hội thì đời sống của số đông giáo viên vẫn chưa đảm bảo. Việc dạy thêm được xem như một kênh để giúp nhiều giáo viên tăng thêm thu nhập”.

Để quản lý dạy thêm, học thêm không biến tướng, tràn lan, NGƯT Nguyễn Văn Ngai nhấn mạnh, trước hết cần phải nghiên cứu tính toán đến đời sống nhà giáo, tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho giáo viên.

“Chất lượng giáo dục luôn đòi hỏi phải nâng cao để theo kịp với đổi mới, trong đó quan trọng là đội ngũ thầy cô giáo, làm sao đội ngũ an tâm công tác. Chương trình giáo dục có tốt đến mấy nhưng nếu người thầy không sẵn sàng thì cũng không thể phát huy hết được. Để được như vậy, các chế độ chính sách, đãi ngộ phải đảm bảo”, NGƯT Nguyễn Văn Ngai phân tích.

Ông khẳng định, công việc nhà giáo là một công việc đặc thù, ngoài thời gian trên lớp thì phía sau bục giảng còn là soạn giảng, nghiên cứu đầu tư bài giảng, tham gia cùng học sinh, làm công tác chủ nhiệm, chấm bài… Xã hội cần nhìn nhận, đánh giá đúng. “Ngay cả khi đưa dạy thêm học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì đi đôi với đó cũng cần phải siết chặt thêm các quy định về tăng trách nhiệm, đặt yêu cầu về khuôn mẫu. Điều này sẽ tránh việc biến tướng dạy thêm theo hướng thương mại hóa song vẫn cải thiện được thu nhập cho người thầy”, NGƯT Nguyễn Văn Ngai nói.

Yến Hoa