Thứ năm, 5/3/2020, 21h55

Đi du lịch sinh thái qua truyền hình

Thi gian gn đây, mt s b phim truyn hình v đ tài nông thôn rt đưc ngưi thành ph quan tâm, chú ý. Bi thông qua nhng b phim này, nhng ngưi xa quê vơi đi phn nào ni nh làng quê, nó như là mt chuyến du lch sinh thái cho nhng ngưi thành ph.

Cnh trong phim “Cô gái nhà ngưi ta”

Bi cnh làng quê

Giữa thời điểm truyền hình tràn ngập nhiều bộ phim tình cảm về đề tài hôn nhân, gia đình, hình sự… thì bộ phim “Cô gái nhà người ta” (đạo diễn Trịnh Lê Phong) mang đến không khí nhẹ nhàng, dí dỏm của cuộc sống làng quê. Phim lấy bối cảnh ở một làng quê Bắc bộ, xoay quanh câu chuyện về tình yêu, tình bạn, cùng những khát khao khởi nghiệp của những con người trẻ ở nông thôn với các câu chuyện về những vấp ngã của người trẻ, hé mở các câu chuyện về những con người tha hóa vì lợi ích riêng ở làng quê… vừa mang tính giáo dục vừa mang tính giải trí. Phim nhận được rất nhiều lượt tương tác trên mạng xã hội. Theo dõi fanpage “Cô gái nhà người ta” khi phim mới chiếu đến tập 13 đã có hơn 10.000 lượt thích, hơn 30.000 người theo dõi trang. Phim mang đến một làn gió mới cho phim Việt khi có sự kết hợp giữa dàn diễn viên gạo cội và diễn viên trẻ, phim vừa có những vấn đề xã hội, cuộc sống nông thôn, vừa có yếu tố vui vẻ, trẻ trung của các bạn trẻ thời kỳ hội nhập.

Nói về bộ phim có bối cảnh nông thôn được nhiều khán giả yêu thích không thể không bỏ qua “Tiếng sét trong mưa” của đạo diễn Nguyễn Phương Điền (được chuyển thể từ tác phẩm văn học “Lôi Vũ” của Tào Ngu, Trung Quốc). Ngoài một số bối cảnh được quay ở vùng ngoại thành của TP.HCM, phim còn tái hiện lại vùng quê sông nước Nam bộ với chiếc ghe tam bảng (lúc Khải Duy và Khải Văn về Cà Mau thu lúa), cảnh cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát (Khải Duy đưa Thị Bình đi thăm ruộng)… tạo cho người xem quang cảnh yên bình, xanh ngát.

Chuyn th t tác phm văn hc

Có thể khẳng định, phim Việt Nam không quá xa lạ với khán giả, tuy nhiên, dù phim về đề tài nông thôn hay thành thị thì mỗi bộ phim đều có góc nhìn khác nhau, khai thác những câu chuyện khác nhau. Nếu chúng ta dễ dàng nhận thấy, nội dung của những bộ phim bối cảnh thành thị thường xoay quanh các vấn đề liên quan đến chuyện đôi lứa yêu nhau, mâu thuẫn gia đình: mẹ chồng - nàng dâu, ngoại tình; mối quan hệ đại gia - chân dài cùng dàn diễn viên đẹp, bắt mắt, ăn mặc hào nhoáng, bối cảnh sang trọng… thì phim có đề tài nông thôn lại đề cập nhiều nhất vẫn là làn sóng đô thị hóa, sự quan liêu, tha hóa, các tệ nạn mới trong xã hội…

Điều đặc biệt là đa số những bộ phim có đề tài nông thôn đều được chuyển thể từ tác phẩm văn học hoặc phản ánh cuộc sống của người dân thời đổi mới, có thể kể đến “Người thổi tù và hàng tổng”, “Đất và người” (được chuyển thể từ tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của nhà văn Nguyễn Khắc Trường), “Bão qua làng” của đạo diễn Trần Quốc Trọng, “Ma làng” với góc nhìn trực diện về đêm trước đổi mới ở nông thôn Việt Nam, “Gió làng Kình” phản ánh trực diện nông thôn thời đổi mới với sự xáo động về quyền lợi kinh tế, đất đai, ảnh hưởng tệ nạn xã hội, “Làng ma 10 năm sau” tiếp sau thành công của bộ phim “Ma làng” của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, phim “Bí thư tỉnh ủy” kể câu chuyện về thời kỳ cuối những năm 1960, đầu 1970, lấy nguyên mẫu là cố Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Kim Ngọc của tỉnh Vĩnh Phúc… Bộ phim khác được chuyển thể từ tiểu thuyết “Bến không chồng” đó là “Thương nhớ ở ai” của đạo diễn Lưu Trọng Ninh - phim lấy bối cảnh chính trong phim được đặt tên là làng Đông - ngôi làng vắng bóng đàn ông bởi phái mạnh nơi đây đã đi chiến trận và không hẹn ngày trở về, những người phụ nữ chỉ biết chờ chồng và chịu nhiều định kiến khắc nghiệt.

Với những người từng sinh ra và sống ở vùng quê, chắc hẳn sẽ có nhiều kỷ niệm đẹp, đáng nhớ về những ngày băng đồng, lội ruộng, tắm sông ở một làng quê yên bình, mát mẻ bởi cỏ cây, sông nước. Rồi khi lớn lên, vì những lý do nào đó khiến người ta rời quê lên thành phố ồn ào, náo nhiệt để sinh sống. Cơm áo gạo tiền, cuộc sống “truy đuổi” khiến chúng ta tạm quên đi những tháng ngày đẹp đẽ ấy, hình ảnh làng quê: bến nước, lũy tre, con sông… ít được nhìn thấy nữa. Với những bộ phim về nông thôn, giúp mọi người bớt căng thẳng, áp lực của cuộc sống để nhìn lại những điều đáng nhớ…

Kiu Khánh