Thứ sáu, 7/5/2021, 15h15

Điểm tựa của bà con vùng biên

Vi đng bào Vân Kiu, Pa Kô gn Ca khu quc tế Lao Bo, min phên du biên gii Qung Tr, Đi úy Lê Tha Văn - Đi trưng Đi Vn đng qun chúng, Bí thư Đoàn - Đn Biên phòng Ca khu quc tế Lao Bo là đim ta tinh thn, luôn “cm tay ch vic” giúp bà con nghèo phát trin kinh tế đt qua nhng khó khăn, vươn lên trong cuc sng.


Đi úy Lê Tha Văn tuyên truyn, ph biến chính sách, pháp lut cho đng bào min biên

B đi Văn là con cháu trong nhà

“Với già, bộ đội Văn quý hơn con đẻ”, già làng Hồ Thanh Bình, ở bản Ka Tăng (thị trấn Lao Bảo) tự hào khi nhắc về Đại úy Lê Thừa Văn như thế mỗi lần ông tiếp khách lạ đến nhà. “Hồi cơn bão Noul vào giữa tháng 9-2020, quét qua bản làng. Khi ấy nhà của già bị tốc mái hoàn toàn, trời thì mưa to, tường nhà lung lay chực sập. Già tuổi cao sức yếu không làm gì được, lo thắt ruột. May mà bộ đội Văn và đồng đội đến kịp thời giúp chèn tường, lợp mái, dựng cột, chằng chống nhà cửa. Giữa mưa to gió lớn Văn cùng đồng đội làm việc liên tục từ trưa đến đêm muộn để giữ cho căn nhà của già đứng vững. Quý và nhớ cái ơn đó nên già nhận bộ đội Văn làm con nuôi”, già làng Hồ Thanh Bình kể lại.

Gần 9 năm công tác tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, anh Văn trở thành một thành viên không thể thiếu đối với bà con ở miền phên dậu này. Mỗi ngày, dấu chân anh đều in khắp các bản làng thực hiện công tác vận động quần chúng chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, dũng cảm tố giác các hành vi phạm tội như buôn lậu, nhập cảnh trái phép. Ở đó, câu chuyện thiếu cái cây, con giống, tập vở hay bất cứ khó khăn gì, bà con cũng tìm đến nhờ sự trợ giúp của anh. Không chỉ trao tặng, anh còn cầm tay chỉ việc để bà con thạo cách làm, bắt nhịp với phương thức sản xuất mới. Sinh ra ở một miền quê vùng đồng bằng, thạo việc đồng áng nên khi nhận nhiệm vụ ở miền biên này, anh dễ dàng truyền đạt kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi cho bà con. Nhưng trở ngại lớn nhất là ngôn ngữ. “Tôi dành rất nhiều thời gian tự học tiếng đồng bào. Kiên trì từng tí một, với phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” để hiểu phong tục tập quán của bà con”.


Đi úy Lê Tha Văn giúp các hc sinh min biên hc tp và tìm hiu v ch quyn biên gii

Miền biên còn nghèo, thương dân, anh luôn nghĩ cách giúp dân. Thấy trước đây người dân chủ yếu dựa vào buôn bán, trao đổi hàng hóa nhỏ lẻ hai bên biên giới, một số hộ áp dụng mô hình trồng chuối nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động hai bên biên giới bị hạn chế, bà con càng gặp khó khăn. Nhận thấy thời tiết, thổ nhưỡng ven sông Sê Pôn thích hợp cho việc trồng cỏ voi, anh đề xuất với cấp ủy, Ban Chỉ huy đồn phối hợp với các đoàn thể địa phương thực hiện mô hình “Bò giống cho người nghèo” và “Nuôi dê chuồng”. Từ năm 2019 đến nay, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đã phối hợp với các lực lượng hỗ trợ cho bà con hơn 60 con bò và 150 con dê đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo sinh kế bền vững. Nhờ duy trì tốt hai mô hình này, bà con có thêm thu nhập, kinh tế gia đình dần ổn định, nhiều hộ đã mua được ti vi, lợp lại mái nhà che mưa che nắng, không còn quá phụ thuộc vào chính sách trợ cấp của Nhà nước.

Mỗi khi có thiên tai hạn hán, đặc biệt là bão lũ bất thường, anh Văn lại cùng đồng đội không quản ngại khó khăn gian khổ thậm chí là nguy hiểm để cứu tính mạng và tài sản của nhân dân.

Hai ln hoãn cưi đ chng dch Covid-19

Tháng 3 và tháng 7 -2020, dịch Covid-19 bùng phát, vấn đề canh giữ cắm chốt đường biên trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đại úy Lê Thừa Văn được giao nhiệm vụ quản lý 5 chốt dọc đường biên, chạy dọc dòng sông Sê Pôn, bên kia là nước bạn Lào. Đối diện bản Ka Tăng (thị trấn Lao Bảo) là bản Ka Túp 2 thuộc huyện Sê Pôn (tỉnh Savanakhet - Lào). Hai bản kết nghĩa Bản - Bản biên giới, bà con hai bên thường qua lại thăm người thân, giao thương hàng hóa. Việc qua về lâu nay trở thành tình cảm gắn kết. Nhưng giữa mùa dịch, cần phải nêu cao tinh thần phòng chống dịch, anh Văn cùng đồng đội phải ngày đêm túc trực để tuyên truyền, giải thích cho bà con hiểu.


Đi úy Lê Tha Văn trong mt ln tng nhu yếu phm cho đng bào

Năm 2020, Đi úy Lê Tha Văn đt gii thưng Gương mt tr tiêu biu b đi biên phòng, Gương mt tr tiêu biu và Gương mt tr trin vng toàn quc. Vinh d nhn Bng khen ca Th tưng Chính ph.

Vừa làm công tác quản lý chốt phòng dịch, kiên trì bám trụ cùng đồng đội tại các tổ, chốt, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát biên phòng, đấu tranh chống xuất nhập cảnh trái phép. Anh Văn còn đến tận từng bản phát khẩu trang y tế, xà phòng sát khuẩn, tờ rơi hướng dẫn phòng dịch. Vào những đợt cao điểm có công dân cách ly tập trung đông, anh còn tham gia phát cơm, bánh mì, nước suối cho khu cách ly. Ngoài ra, anh còn là một “trinh sát viên” xuất sắc, sẵn sàng tham gia cùng đơn vị đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, đặc biệt là mặt trận phòng chống tội phạm ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại.

Tròn một năm xa nhà, 2 lần hoãn cưới vợ do tham gia phòng chống dịch Covid-19 dù đã lên lịch và danh sách khách mời. Gần cuối tháng 3-2021, nghe tin Đại úy Lê Thừa Văn cưới vợ, bà con Vân Kiều, Pa Kô nơi anh đóng quân công tác rất vui mừng. Từ các bản làng mờ sương, nhiều bà mế phấn khởi tìm đến đăng ký gửi rau, sắn, trứng gà để chung tay lo đám cưới cho anh. “Nhiệm vụ với Tổ quốc phải thực hiện đầu tiên, ưu tiên. Với tôi, hạnh phúc vẹn tròn khi biên cương bình yên và đồng bào no cơm ấm áo”, Đại úy Văn nói.

Bài, ảnh: Phan L