Thứ ba, 29/11/2022, 16h41

Doanh nghiệp tích cực sử dụng chữ ký số

Ch ký s (CKS) nói riêng và xác thc đin t nói chung đã và đang khng đnh vai trò vô cùng quan trng, là nhân t đm bo tính pháp lý, an toàn và bo mt cho các giao dch đin t ca t chc, doanh nghip, ngưi dân trên môi trưng mng. Theo đó, hu hết các doanh nghip đã s dng CKS trong mi giao dch…


Ngày 25-11, UBND TP.HCM đã t chc L công b tích hp gii pháp ký s vào cng dch v công TP

Chng thư s tăng gn 18%

Bà Tô Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia - cho biết, Nghị quyết 50/NQ-CP của Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ ký số từ xa để thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn đọng một số hạn chế trong việc triển khai và áp dụng. CKS chưa được phủ rộng trong các loại hình giao dịch điện tử. Đối tượng sử dụng chủ yếu là tổ chức, doanh nghiệp. CKS cá nhân chưa được sử dụng rộng rãi, người dân chưa được tiếp cận và hiểu hết lợi ích, cách thức sử dụng hoặc biết nhưng vẫn còn e ngại khi sử dụng.

“Tính đến tháng 9-2022, toàn quốc có 1.871.896 chứng thư số đang hoạt động, tăng 17,63% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó có 1.573.763 chứng thư số của doanh nghiệp, tổ chức và 334.133 chứng thư số cá nhân. Hầu hết doanh nghiệp đã sử dụng CKS trong các dịch vụ như kê khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội…”, bà Hương thông tin.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc triển khai sử dụng CKS rộng rãi sẽ cung cấp sự tin tưởng cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các giao dịch trên môi trường điện tử, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động trong các dịch vụ của Chính phủ cung cấp tới người dân, doanh nghiệp. Tại nhiều nước trên thế giới, trong quá trình thực hiện Chính phủ điện tử đã thực hiện khá thành công việc thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ ký số từ xa để thực hiện các thủ tục hành chính.

Ông Đặng Đình Trường - Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia - cho biết, năm 2015, Ấn Độ khởi động chương trình chữ ký điện tử lớn, được hỗ trợ bởi hệ thống định danh quốc gia Aadhaar, tạo điều kiện cho các nền tảng dễ dàng định danh, xác thực và quy trình ký trên các biểu mẫu trực tuyến. Tính đến tháng 11-2021, nước này đã cấp 258.500.000 chứng thư chữ ký điện tử, trong đó có 221.200.000 chứng thư số dành cho cá nhân. Tại Hàn Quốc, tính đến cuối năm 2020 có 46,85 triệu chứng thư số công cộng đã cấp phát, trong đó có 41,38 triệu chứng thư số cấp cho cá nhân. CKS tại Hàn Quốc chủ yếu được sử dụng cho các giao dịch tài chính điện tử như ngân hàng điện tử, chứng khoán… Còn tại Việt Nam, tháng 9-2022 Chính phủ đã cấp được 499.617 chứng thư số chuyên dùng.

Riêng TP.HCM đã ứng dụng CKS trong việc phát hành văn bản điện tử, triển khai liên thông kết nối hơn 1.140 đơn vị bao gồm các sở ngành, quận/huyện, phường/xã/thị trấn, các tổng công ty, đơn vị trực thuộc. Hơn 10 triệu văn bản điện tử được gửi và nhận trên nền tảng chia sẻ dữ liệu điện tử, chia sẻ dữ liệu dùng chung của TP.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông TP.HCM - thì, việc triển khai CKS tập trung hầu hết ở các tổ chức, doanh nghiệp. Hiện có 82 đơn vị sử dụng CKS với tổng số lượng chứng thư số đang hoạt động là 4.367…

Ch ký s phi d s dng, giá phi r

Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2023 phải đạt 50% dân số trưởng thành có CKS cá nhân. Hiện nay ứng dụng CKS từ xa đang tập trung vào 6 lĩnh vực: hành chính công; y tế, giáo dục điện tử; thuế điện tử; bảo hiểm xã hội; hải quan điện tử; tài chính ngân hàng. 

CKS được triển khai, áp dụng đúng sẽ có giá trị pháp lý như chữ ký tay của cá nhân và con dấu của tổ chức, doanh nghiệp. Loại chữ ký này còn đóng vai trò quan trọng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc xác định tính pháp lý khi tham gia các hoạt động, giao dịch trên môi trường điện tử; là điều kiện không thể thiếu để hướng tới chuyển đổi số, Chính phủ số trong tương lai.

TP.HCM tăng cưng ng dng ch ký s

TP.HCM đang tích cực chuyển đổi số nhằm trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện. Đồng thời từng bước thúc đẩy tăng trưởng và cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược; góp phần khẳng định vị thế, vai trò động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về chuyển đổi số ở cả ba lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Theo bà Võ Thị Trung Trinh - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, TP.HCM đã phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia triển khai giải pháp tích hợp CKS từ xa, trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của TP. Hệ thống này sẽ chính thức vận hành vào đầu tháng 12-2022.

Cũng theo bà Trinh, việc ứng dụng CKS trong quá trình chuyển đổi số là hết sức quan trọng. Do đó TP.HCM sẽ tăng cường ứng dụng CKS, đặc biệt là công tác số hóa để hình thành kho dữ liệu dùng chung của TP, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan và cung cấp dữ liệu mở cho người dân.

Để thúc đẩy phát triển CKS cá nhân, các nhà quản lý cho rằng cần tích hợp giải pháp ký số theo mô hình kết nối trung gian ký số từ xa vào các cổng dịch vụ công quốc gia. Triển khai xác minh danh tính từ xa, đăng ký chứng thư số bằng phương thức điện tử. 

Ông Nguyễn Đăng Triển - Giám đốc Trung tâm Giải pháp công nghệ thông tin và dịch vụ số (Viettel) - cho rằng, Bộ Thông tin và Truyền thông cần thiết lập Gateway (cửa chính của một mạng internet) để làm điểm kết nối tập trung với các cổng dịch vụ công tỉnh, TP và các môi trường ký khác để tiết kiệm nguồn lực, chi phí tích hợp. Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn, thẩm định giải pháp cung cấp CKS từ xa. Riêng TP.HCM, khi triển khai cấp CKS cho người dân thực hiện các dịch vụ công cần xác định phạm vi, quy mô và chia ra các giai đoạn để thực hiện. Đảm bảo những đối tượng có nhu cầu nhất được ưu tiên cấp trước.

Ông Trường nêu quan điểm, hiện nay nhiều cá nhân sử dụng CKS đều than khó. Do đó, để CKS phát triển nhanh, người dân sử dụng nhiều thì CKS phải dễ sử dụng và giá phải rẻ. CKS cũng phải áp dụng được trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời cần chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ cập để người dân hiểu được lợi ích, sự cần thiết và sử dụng được loại hình này.

Phú Cát