Thứ ba, 24/11/2020, 20h45

Đổi mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập

Cuc cách mng công nghip 4.0 đt ra nhiu đòi hi vi ngưi giáo viên đ thích ng và phù hp. Nhiu giáo viên, dù nhng vai trò khác nhau đã và đang ngày đêm mit mài đi mi, mang tình yêu thương và tri thc đến cho hc trò. Giáo dc TP.HCM xin gii thiu hai gương nhà giáo tiêu biu va đưc trao Gii thưng Võ Trưng Ton ln th 23 năm 2020.


Cô Phan Th Thu Hin (th 4 t phi qua) cùng hc sinh biu din đàn trong d án “Gìn vàng gi ngc”

“Má Hin” dy giáo dc công dân

Cô Phan Thị Thu Hiền (giáo viên môn giáo dục công dân Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận) được nhiều thế hệ học sinh của ngôi trường này yêu mến qua những tiết dạy độc đáo. Giáo dục công dân vốn được coi là môn học khô khan với nhiều triết lý và thuật ngữ nhưng với cô Hiền, đây là môn học không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức xã hội rộng lớn mà còn với trách nhiệm dạy làm người như đúng tên gọi. Với mục tiêu đó, cô Hiền đã biến những tiết học khô khan trở nên mềm mại qua các phương pháp dạy học tích cực, những trang giáo án điện tử sinh động, những trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, các dự án, chuyên đề, hoạt động ngoại khóa…, giúp học sinh tự khám phá các giá trị của cuộc sống. Đó là những dự án: “Khám phá nét đẹp dân tộc”, “Gìn vàng giữ ngọc”, trao cho học sinh cơ hội tìm hiểu về văn hóa, âm nhạc dân tộc, để các em thêm hiểu, thêm yêu, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa của dân tộc. Các phiên chợ Tết truyền thống với những gian hàng bán lịch giới thiệu âm nhạc dân tộc, tranh dân gian, những chiếc túi vải trang trí bằng tranh dân gian được vẽ thủ công, các mô hình danh lam thắng cảnh nổi tiếng làm từ rác thải, những bức thư pháp nghệ thuật được viết bởi các ông đồ… là học sinh. Ngoài ra, học sinh còn tự tin kết nối sky giới thiệu văn hóa truyền thống và trình diễn âm nhạc dân tộc cho giáo viên và học sinh ở các tỉnh/thành khác trong nước và quốc tế xem. Những bài học pháp luật phức tạp, rắc rối, được cô Hiền đổi mới qua hoạt động tổ chức thi Rung chuông vàng, thi hát về Bác Hồ, thi kể chuyện về Bác…, đem lại không khí vui tươi và nhiều kiến thức, bài học bổ ích về lối sống lành mạnh, trách nhiệm của công dân. “Môn học càng khô khan thì người giáo viên càng phải cố gắng để đưa môn học chạm đến học sinh. Điều tôi hạnh phúc nhất suốt 28 năm đứng lớp là các em học sinh hào hứng chờ đến tiết dạy của tôi chứ không phải là ngao ngán, ngáp ngắn ngáp dài. Mỗi tiết dạy tôi đều lồng ghép các câu chuyện để dạy học sinh biết yêu thương, chia sẻ, biết đánh thức tiềm năng và theo đuổi đam mê, tự tin sáng tạo trong công việc, ý thức trách nhiệm của công dân”, cô Hiền chia sẻ.

28 năm đứng trên bục giảng, kỷ niệm với học sinh rất nhiều, nhưng cô Hiền nhớ nhất là năm 2008 trong vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp 10A1. “Trong lớp, tôi ấn tượng nhất về cô học trò lớp phó học tập có thành tích học tập “khủng” ở bậc THCS. Nhưng điều làm tôi yêu mến em hơn là khi tìm hiểu về gia cảnh của em, đến thăm căn nhà trọ của gia đình em ở Q.12... Cảm phục em, tôi luôn động viên em cố gắng, xin nhà trường miễn học phí cho em, rồi xin các học bổng, giúp xây “căn nhà mơ ước” cho mẹ con em. Sau này, em đã giành được học bổng toàn phần, vẫn luôn nhớ đến tôi mỗi dịp lễ, Tết”, cô Hiền kể lại.

Các thế hệ học sinh của cô Hiền đều yêu mến gọi cô là “má”. Những lá thư hay lời tâm sự của học sinh gửi suốt 28 năm qua luôn được “má Hiền” gói ghém, cất giữ cẩn thận, coi đó là hành trang, động lực phấn đấu mỗi ngày với nghề. “Cảm ơn má vì đã cho tụi con những bài học làm người, vừa thực tế dễ hiểu, vừa sâu sắc”. “Thỉnh thoảng, tôi có thói quen đọc lại những lời nhắn gửi của từng thế hệ học sinh để tiếp thêm năng lượng cho bản thân. Mỗi ngày, ở đâu đó có thể thấy những tiêu cực với nghề, nhưng tôi từng ngày vẫn luôn động viên bản thân nỗ lực, sáng tạo để mang đến những tiết dạy thiết thực cho học sinh, đáp ứng được yêu cầu của hội nhập và đổi mới giáo dục”, cô Hiền tâm sự.

T hào là… giáo viên giáo dc thưng xuyên

“Tôi luôn động viên đội ngũ thầy cô giáo đừng nản chí, đừng tự ti khi là giáo viên giáo dục thường xuyên (GDTX). Mà ngược lại, là giáo viên GDTX thì càng phải tự hào khi chúng ta đang góp phần uốn nắn học viên, tạo môi trường để các em được học tập, trưởng thành như học sinh phổ thông”, đầy tâm tư, thầy Trương Bá Hải (Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX Q.10) chia sẻ.

Thầy Hải gắn bó với Trung tâm GDTX Q.10 (nay là Trung tâm GDNN-GDTX) từ năm 2004. Hơn 15 năm, dìu dắt biết bao thế hệ học viên, với thầy Hải, học viên GDTX đúng là có quậy hơn, có thua kém hơn so với học sinh THPT nhưng bù lại, các em sống rất tình cảm, nhiều em có nghị lực vươn lên rất đáng nể. “Khi mới về công tác tại trung tâm, tôi là giáo viên dạy môn hóa ở cả 3 ca: sáng, chiều, tối. Học viên của trung tâm khi đó rất nhiều thành phần, học sinh có, người đi làm cũng có. Nhiều học viên còn lớn tuổi hơn cả thầy giáo, nghỉ học đã lâu nên khi dạy rất vất vả, giáo viên phải vừa nghiêm khắc, vừa bao dung, kiên trì thì mới có thể đứng lớp dạy được”, thầy Hải nói.


Thy Trương Bá Hi (th 4 t trái qua, hàng đng) chp hình lưu nim cùng các hc viên trong ngày l tri ân

Thương học viên có nghị lực khi vừa làm vừa học, ngoài những giờ học trên lớp, bất kể thời gian nào học viên rảnh muốn hỏi bài, thầy Hải đều hỗ trợ, bồi dưỡng. “Có khi là buổi trưa, có khi là buổi tối sau giờ học, miễn là thời gian đó thuận lợi với các em. Nhiều em làm thuê làm mướn ban ngày, tối đến lại miệt mài vào lớp học để nuôi ước mơ xin một công việc tốt hơn, nhiều em do hoàn cảnh khó khăn vừa làm vừa học… Đó là những điều rất đáng quý, đáng trân trọng ở các em. Tôi cũng nghèo, không giúp học viên được về vật chất thì giúp các em về kiến thức”, thầy Hải cho biết.

Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm còn hạn chế, ngoài việc động viên đội ngũ thầy cô giáo, bằng tác phong giản dị và nhất là tình yêu thương học viên, thầy Hải luôn cố gắng đề ra những giải pháp thiết thực để cải tạo, chỉnh trang khuôn viên, tạo ra môi trường giáo dục tốt. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm được thầy Hải đưa ra góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trung tâm như: “Công tác giáo viên chủ nhiệm ở trung tâm GDTX”, “Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học viên có học lực yếu ôn tập kiến thức hóa học lớp 12”, “Phát huy tính tích cực sáng tạo của học viên trung tâm GDTX qua tổ chức hoạt động ngoại khóa”, “Công tác giáo dục đạo đức học viên tại Trung tâm GDTX Q.10”, “Sử dụng phần mềm quản lý trường học SMAS vào công tác quản lý chuyên môn tại Trung tâm GDNN-GDTX Q.10”, “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học viên giỏi tại Trung tâm GDNN-GDTX Q.10”… Từ đó, từng bước đưa trung tâm chuyển mình về nề nếp chuyên cần, kỷ luật trong học viên, tinh thần trách nhiệm trong đội ngũ, nhất là trong giai đoạn trung tâm mới vừa sáp nhập. Hoạt động giảng dạy chuyển động tốt, nâng cao công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học viên. Các hoạt động phong trào, ngoại khóa được đẩy mạnh và đạt những thành tích đáng khích lệ. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT trong những năm gần đây của trung tâm luôn vượt tỷ lệ chung của thành phố.

Ít ai biết, trước khi gắn bó với Trung tâm GDTX Q.10, thầy Hải có 6 năm thỉnh giảng ở một số vị trí từ công tác tổng giám thị, giáo viên, trông coi phòng thí nghiệm ở nhiều ngôi trường như THPT Mạc Đĩnh Chi, THPT Tạ Quang Bửu, THCS-THPT Hồng Hà… Quãng thời gian đó, với thầy Hải, dù cuộc sống rất khó khăn nhưng đổi lại bản thân đã nâng cao được chuyên môn và bồi đắp lòng yêu nghề. “Lúc đó, được đứng lớp với tôi không chỉ là công việc mà còn là sinh kế, nuôi các em đang học ĐH. Mỗi mùa hè, tôi lại vác hồ sơ đi rải ở 10-15 trường để xin thỉnh giảng. Dạy thỉnh giảng mà dạy lơ mơ là… không có cơm ăn luôn. Để nâng cao chuyên môn, ở mỗi ngôi trường thỉnh giảng, tôi lại xin giáo án của các thầy cô về tham khảo, rồi lân la đến các tiệm photo hỏi mua các giáo trình bộ môn hóa để học hỏi thêm”, thầy Hải chia sẻ.

Bây giờ ở vai trò quản lý, thầy Hải vẫn miệt mài vừa dạy, vừa học. Với thầy, việc học trong thời đại 4.0 càng trở nên bức thiết hơn. “Công nghệ có thể thay thế được kiến thức mà thầy cô giáo truyền đạt cho học trò mỗi ngày. Việc nâng cao chuyên môn là cách để chúng ta giữ chân học trò. Song song với nâng cao chuyên môn, việc học giúp người giáo viên hoàn thiện, mài giũa hơn về nhân cách, về lòng bao dung để đến gần hơn với học trò”, thầy Hải bày tỏ.

Bài, ảnh: Yến Hoa