Thứ năm, 15/4/2021, 13h30

Đổi mới hay tự đào thải?

Theo Chương trình giáo dc ph thông 2018, bc THPT đưc coi là giai đon giáo dc đnh hưng ngh nghip. Trong đó, lch s và đa lý là hai môn hc t chn thuc nhóm khoa hc xã hi. Tâm thế t chn khiến nhiu giáo viên không th đng yên và không dám bng lòng vi “nhng gì mình đang có” mà bt lên bng mi cách đ đi mi.


Đi mi phương pháp ging dy môn đa lý và lch s là cách đ giáo viên không t… đào thi mình (nh minh ha)

Sự nỗ lực bứt phá của một bộ phận giáo viên đã và đang làm thay đổi cách nhìn của học sinh về bộ môn, là tiền đề để nhà trường, giáo viên chuẩn bị tâm thế thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT vào năm học 2022-2023.

“Không đ mình cũ đi trong mt hc sinh”

Nổi danh trong cộng đồng “Những giáo viên địa lý trẻ trung, yêu nghề” (cộng đồng giáo viên dạy môn địa lý với gần 9.000 thành viên ở khắp Bắc - Trung - Nam) phải kể đến thầy Nguyễn Chí Tuấn (giáo viên môn địa lý Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý, Q.7, TP.HCM). Thầy Tuấn được biết đến là người sáng lập ra cộng đồng này, đồng thời cũng là thành viên tích cực chia sẻ những đổi mới trong môn học theo yêu cầu của đổi mới giáo dục. “Ban đầu cộng đồng mở ra chỉ mong muốn là tạo một địa chỉ để cùng đồng nghiệp san sẻ lại các tài nguyên cũ. Song, đứng trước yêu cầu của đổi mới dạy và học, cộng đồng lại mang thêm sứ mệnh là nơi “chuyển mình” và “thắp lửa” yêu nghề đối với giáo viên dạy môn địa lý. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra yêu cầu về dạy học theo phẩm chất và năng lực học sinh. Tuy nhiên, không phải đến khi thực thi, mục tiêu dạy học này mới được triển khai mà ngay từ bây giờ tinh thần dạy học ấy cần phải được giáo viên thể hiện trong mỗi tiết dạy của mình, bằng tình yêu nghề, thông qua sự cải tiến bằng cách này hay cách khác”, thầy Tuấn chia sẻ.

Lớp học trở thành xưởng sản xuất truyện tranh, tiết học biến thành gameshow, bài giảng trở thành các chuyến du lịch vòng quanh thế giới, khám phá vũ trụ…, là những cách thức đổi mới được thầy Tuấn áp dụng trong mỗi giờ lên lớp. Để mang đến những điều mới mẻ cho học sinh qua từng tiết học, mỗi ngày thầy Tuấn đều tự mình tìm kiếm và tham gia các lớp học tích cực trên mạng xã hội nhằm cập nhật liên tục những kiến thức mới liên quan đến môn học. Không những vậy, để kéo học sinh đến với môn học, thầy Tuấn còn sáng tạo các dụng cụ học tập trực quan, sinh động, vẽ tay từng lược đồ… “Địa lý là môn học liên quan trực tiếp đến thực tế cuộc sống, song những kiến thức trong SGK đôi khi đã trở nên rất cũ kỹ, lạc hậu. Trong khi đó, mạng xã hội lại vô cùng tiện lợi có thể cung cấp các kiến thức mới nhất cho học sinh. Vì thế, nếu bản thân giáo viên không tự cập nhật, không tự làm mới mình trong mắt học sinh thì tiết học sẽ nhàm chán, không thu hút được học sinh, nhưng trên hết là giáo viên sẽ tụt hậu so với học sinh và điều đó là cực kỳ nguy hiểm”, thầy Tuấn bày tỏ.

“Không để mình cũ đi trong mắt học sinh” cũng là thông điệp được thầy Nguyễn Viết Đăng Du (giáo viên môn lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) bền bỉ theo đuổi trong nhiều năm qua, với mong muốn thay đổi cách nhìn của học sinh với môn lịch sử, từng bước đặt những “viên gạch yêu thương” cho học sinh đến với môn học. “Thông qua cách này hay cách khác, linh hoạt thay đổi trong phương pháp giảng dạy, không còn là truyền thụ một chiều. Học sinh có thể tự mình tìm hiểu những kiến thức bài học, mở rộng thêm kiến thức thực tế từ các yêu cầu mà giáo viên đặt ra. Trên hết, khi được bắt tay vào thực hiện, học sinh sẽ tự mình cảm nhận được sự yêu thích đối với môn học”, thầy Du chia sẻ.

Mỗi tiết dạy lịch sử của thầy Du thường mang nhiều màu sắc, đưa học sinh đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, bởi sự đa dạng trong cách truyền thụ. Không còn là những con số, sự kiện nhàm chán, khó nhớ, bài học được “thiên biến vạn hóa” qua nhiều cách: Khi thì dạy học dự án theo hướng tích hợp liên môn mang kiến thức môn học đi vào thực tế cuộc sống; khi thì dựng phim, lúc lại hóa thân thành nhân vật lịch sử; có khi là xem phim lịch sử và viết lại cảm nhận… “Không đơn thuần chỉ là đổi mới môn học gắn với yêu cầu của bối cảnh giáo dục hiện nay mà qua những đổi mới này, học sinh được tự mình trải nghiệm, chủ động tiếp nhận kiến thức, từ đó hiểu và sẽ yêu hơn môn học. Và cũng chính từ sự trải nghiệm, sứ mệnh định hướng nghề nghiệp cho học sinh qua môn học đã được thực hiện. Nếu học sinh yêu thích, các em sẽ theo đuổi và lựa chọn”, thầy Du bày tỏ.

Đi mi không còn là câu chuyn “đ dành”

Thời điểm này, giáo viên phổ thông đã bước sang giai đoạn tập huấn bồi dưỡng Module 4 cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các khóa bồi dưỡng nhấn mạnh vào nhu cầu đổi mới, trang bị thêm cho giáo viên các kỹ năng để xây dựng bài học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Việc đổi mới không còn là câu chuyện “để dành” mà là câu chuyện cấp thiết cần thực hiện ngay, đặc biệt là những giáo viên dạy môn học tự chọn. “Nhiều giáo viên môn lịch sử, địa lý vừa tập huấn vừa… run. Bởi vì nghe chương trình mông lung quá, sợ mình không đáp ứng được yêu cầu và bị loại ra khi học sinh không lựa chọn. Viễn cảnh này hoàn toàn có thể xảy ra nếu ngay từ bây giờ giáo viên còn thụ động, còn tâm thế “nước chưa đến chân chưa nhảy””, thầy Phạm Phương Bình (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.Thủ Đức) chia sẻ.

Trong khi đó, cô Trương Hoàng Kim Đức (Phó Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Tân Phú, Q.Tân Phú, TP.HCM) nhìn nhận, không phải chờ đến khi chương trình mới đưa vào thực hiện mà hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học là chỉ tiêu, điều kiện tiên quyết trong tuyển dụng nhân sự của nhà trường, hướng đến phát huy tối đa tính chủ động và năng lực học sinh trong các giờ dạy. “Riêng môn địa lý và lịch sử được nhà trường  cấu trúc lại chương trình dạy học theo chuyên đề, chủ đề, dự án tùy theo đặc thù của bộ môn. Ở đó, giáo viên phải thiết kế bài dạy làm sao lôi kéo được học sinh nhập cuộc, tạo điều kiện để các em được phát huy kỹ năng tự học, sáng tạo, thuyết trình, làm việc nhóm; học sinh được sắm vai, dựng phim, sân khấu hóa… Chính sự đổi mới này sẽ giúp các tiết học trở nên sinh động, thú vị, từng chút thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá của học sinh về môn học. Khi đó, tự động các em sẽ yêu và muốn theo đuổi môn học”, cô Kim Đức cho hay.

Nhìn từ cộng đồng giáo viên địa lý, thầy Nguyễn Chí Tuấn khẳng định, tâm lý “lo sợ về hưu sớm hay buộc phải thuyên chuyển sang vị trí công việc mới” khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai ở bậc THPT là điều hiện hữu trong một bộ phận giáo viên dạy môn địa lý, lịch sử. Nếu giáo viên không làm cho học sinh yêu thích bộ môn, nếu giáo viên không thể thích ứng thì việc về hưu sớm là điều dễ xảy ra. “Sự lo lắng này vừa là áp lực nhưng cũng là động lực tiếp lửa để thầy cô đổi mới. Đừng để đổi mới là câu chuyện của ngày mai, ngày kia mà hãy biến đổi mới thành câu chuyện của ngày hôm nay, trong chính mỗi bài giảng của mình. Bằng cách đầu tư khoa học và có chiến lược cho bộ môn thông qua việc nâng cao kỹ năng đứng lớp, xử lý tình huống. Thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thụ sang giảng dạy năng lực. Chỉ khi giáo viên đặt mình trong guồng quay đổi mới, biến phương thức cũ kỹ sang sinh động, thay đổi cách đánh giá học sinh thì giáo viên mới truyền được cảm hứng yêu thích môn học cho chính học sinh”, thầy Tuấn nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Đoàn Yến