Thứ ba, 28/6/2022, 14h52

Đổi mới phương thức lãnh đạo: Yêu cầu tất yếu, khách quan

Đây là ý kiến ca bà Trương Th Mai - y viên B Chính tr, Bí thư Trung ương Đng, Trưng ban T chc Trung ương - ti Hi ngh kho sát vic thc hin Ngh quyết Trung ương 5 khóa X v tiếp tc đi mi phương thc lãnh đo ca Đng đi vi hot đng ca h thng chính tr ti Đng b TP.HCM.


Đng b Trưng THPT Ngô Quyn (Q.7, TP.HCM) t chc l kết np Đng cho hc sinh Nguyn Trn Hoàng Thăng - nguyên Bí thư Đoàn Trưng THPT Ngô Quyn nhim k 2020-2021, chiến sĩ tình nguyn Hoa phưng đ năm 2022. Ảnh: Hòa Triều

Đánh giá cán b phi da vào thc tin

Bà Mai cho biết, đổi mới phương thức lãnh đạo là yêu cầu tất yếu, khách quan quá trình lãnh đạo của Đảng. Qua đó nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền tiến tới việc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình phát triển đất nước; tạo được sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị, sức mạnh đại đoàn kết trong toàn dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phải tiếp tục được đẩy mạnh. Phương thức lãnh đạo của Đảng không thể tách rời phương thức lãnh đạo khác. Tuyên truyền, vận động đường lối, quan điểm phải đồng bộ với bố trí, tổ chức bộ máy, cán bộ, kiểm tra, giám sát, nêu gương. Toàn bộ vấn đề này phải đồng bộ, thông suốt. Trong đó, 3 vấn đề mấu chốt là đường lối, chủ trương, chiến lược cương lĩnh; tổ chức bộ máy và cán bộ; kiểm tra giám sát.

“Đây là 3 vấn đề cốt tử trong toàn bộ đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và cần một khuôn khổ. Trong đó, pháp luật chính là khuôn khổ để chủ trương, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống nhanh hơn. Cái gì chưa thuyết phục thì cần bổ sung. Chẳng hạn vấn đề cán bộ, đánh giá không máy móc, không dựa vào văn bản quá nhiều mà phải dựa vào thực tiễn cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng làm sao cho cán bộ đi suốt với Đảng và đủ điều kiện tiếp tục phát triển. Hiện có khoảng 0,5% trong tổng số hơn 5 triệu đảng viên suy thoái đạo đức cho thấy công tác cán bộ không thể “à uôm”…”, bà Mai cho biết thêm.

Cũng theo bà Mai, vai trò người đứng đầu rất quan trọng. Có những cơ quan văn hóa, bản lĩnh của người đứng đầu chi phối toàn bộ cơ quan đi theo xu hướng đó.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ chính trị, phù hợp với tính chất, đặc điểm của địa phương, cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị. TP.HCM có đặc điểm riêng, Hà Nội có đặc điểm riêng. Vì vậy đổi mới này phải được cụ thể hóa để phù hợp với tính chất, đặc điểm chứ không dùng áp đặt xuống cho toàn bộ. Tuy nhiên phải gắn với nhiệm vụ chính trị từng địa bàn, cơ quan đơn vị trong toàn hệ thống chính trị thì mới đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu không phân hóa phương thức phù hợp với chức năng nhiệm vụ, với tính chất đặc biệt thì hiệu quả không cao.

Riêng TP.HCM đang trong quá trình phát triển, có nhiều việc làm tốt và thành công, song cũng có nhiều cơ chế chung có thể chưa phù hợp, cần tiếp tục cụ thể hóa cho phù hợp. Việc này TP cần tiếp tục nghiên cứu, có đề xuất sớm để giải tỏa bất cập, vướng mắc trong quá trình phát triển. Đơn cử TP.Thủ Đức thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 quận 2, 9 và Thủ Đức là đặc điểm hoàn toàn khác cả nước. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị chỉ mới bắt đầu và sẽ gặp khó khăn trong công tác tổ chức bộ máy cán bộ. Trước kia, công việc của 3 quận là của 12 phó chủ tịch giờ còn 4 phó chủ tịch sẽ không tránh được căng thẳng. Vì thế, TP.HCM phải tiếp tục nghiên cứu xem tổ chức bộ máy “TP trong TP” như thế nào để có đề xuất cụ thể, thực chất. Bởi nếu không kham nổi, đuối sức sẽ khó thực hiện những mục tiêu đã đề ra.

Đề cập đến phân công, phân cấp, phân quyền, bà Mai cho biết nếu không “chia sẻ” thì sẽ rất khó. TP.HCM cần tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa vấn đề này và Trung ương cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu để việc phân công, phân cấp, phân quyền đạt hiệu quả.

Về đổi mới lề lối, phong cách làm việc, bà Mai nhấn mạnh, TP.HCM là một đô thị hiện đại thì nội dung này càng phải nhanh; phong cách hiện đại hơn, chuyển đổi số nhanh hơn, ứng dụng công nghệ thông tin nhanh hơn để đáp ứng được sự phát triển.

Gii quyết mi quan h gia Đng và nhân dân

Theo bà Mai, năm 2007, Nghị quyết Trung ương 5 khóa X đã được ban hành. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã nhấn mạnh đường lối chủ trương của Đảng phải tiếp tục được cụ thể hóa bằng một số quy định, quy chế, quy trình chứ không dừng lại ở đường lối chủ trương, hệ thống pháp luật. Đảng nhấn mạnh đẩy mạnh, đổi mới phương thức lãnh đạo, trong đó có 7 điểm: Thể chế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; Xây dựng tổ chức đảng viên gương mẫu, nhất là cơ quan Nhà nước; Đổi mới hoạt động của mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội; Phải cụ thể hóa bằng quy chế, quy trình, quy định và phải công khai cho cán bộ đảng viên và nhân dân biết; Cải cách ban hành văn bản của Đảng, đảm bảo sự thông suốt, kịp thời, hiệu quả; Đổi mới phong cách lề lối làm việc; công tác kiểm tra giám sát, tổng kết thực tiễn và nghiên cứu dư luận.

Đối với TP.HCM, TP đã ban hành kết luận quá trình tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X; đã đánh giá mặt được, hạn chế và 6 nhiệm vụ giải pháp.

Báo cáo của Ban Thường vụ Thành ủy tại buổi khảo sát cũng đã nêu 18 báo cáo đột phá, sáng tạo về phương thức lãnh đạo của Đảng, trong đó có công tác cán bộ trẻ; công tác tuyên truyền, vận động, lãnh đạo về phòng chống dịch bệnh; công tác kiểm tra giám sát, phản biện, cải cách tư pháp…

Bà Mai đánh giá, TP.HCM đang phục hồi rất nhanh. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại đều đảm bảo. Lãnh đạo TP đã ban hành nhiều quyết định đi vào lòng dân, tất cả hướng về người dân. Điều này đã tạo được sự đồng thuận, niềm tin, sự ủng hộ rất lớn của nhân dân. Có nhiều việc dù nhỏ nhưng đã đi vào tình cảm, cuộc sống, cảm xúc người dân. Quá trình đó đã góp phần tăng cường sự lãnh đạo, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng tại TP.HCM.

“Mặc dù TP.HCM còn những khó khăn thách thức sau đại dịch nhưng TP luôn có quyết tâm cao. Quyết tâm cao trong giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân để có sự đồng thuận, niềm tin, sự tin tưởng của người dân. Từ đó người dân cùng đồng hành, ủng hộ TP để TP tiếp tục phát triển”, bà Mai nhấn mạnh.

Minh Phương