Thứ ba, 21/4/2020, 09h52

Đòn bẩy nhảy qua “bức tường” của thế giới người lớn

Giáo dục sớm cho trẻ mầm non có thể cần môi trường “hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng”, được vun vén, chăm chút tỉ mỉ, toàn diện và sâu sắc. Tuy nhiên, cẩn trọng không đồng nghĩa với kỷ luật, định hướng không đồng nghĩa với áp đặt, trẻ cần được tự do học hỏi và lớn lên theo ý muốn của mình.

Theo Loris Malaguzzi, cha đẻ của hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach®, tất cả nguyên tắc và thói quen được định hình theo mô hình giáo dục truyền thống, theo tư duy của người lớn chính là những rào cản để đứa trẻ phát triển. Ông sử dụng hình ảnh bức tường như một phép ẩn dụ mà qua đó, “mục đích của hướng tiếp cận này là vượt qua bức tường kia”.

Không còn gì tuyệt vời bằng việc con trẻ có thể tự làm nên những thứ con thích, tự nói lên tiếng nói của mình; học sinh nào cũng nghĩ về ngôi trường của mình một cách thích thú nhất.

Giấc mơ con đè nát cuộc đời con

Triết gia John Locke từng miêu tả về người lớn trong cuốn sách “Vài suy nghĩ về giáo dục” như sau: “Họ bị quấy rầy bởi những tật xấu mà chính họ đã truyền vào chúng và tạo ra cho chúng (trẻ em). Con cái khi còn nhỏ xem cha mẹ như những vị chúa tể toàn quyền và kính sợ cha mẹ”.

Theo nhiều quan niệm, tự do và khoan dung không tốt cho trẻ em vì chúng không đủ óc xét đoán, nên chúng cần được hướng dẫn và kỷ luật; giống như nghiêm khắc và độc đoán không phải là cách đối đãi tốt với người lớn, họ có đủ lý trí để biết tự xử sự.

Như những phiên bản tiêu cực của nghiên cứu giáo dục, người lớn được xem như tổng hòa của những rào cản cho sự phát triển hướng đến những giá trị chân – thiện-mỹ của trẻ em. Từ đó, lý hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach® phân tích dựa trên ý kiến trái chiều rằng: người lớn có nên tước đi niềm vui chủ động trưởng thành của trẻ em?

Carla Rinaldi (1998), người đã làm việc với Malaguzzi nhiều năm, khẳng định rằng: người lớn nên nhận thức được năng lượng, sức mạnh và sáng tạo của trẻ.

Hãy thử tua ngược lại những ngày tháng khi bạn còn là một đứa trẻ hồn nhiên và khao khát khẳng định bản thân, chúng ta đã từng trải qua vô số lần không hài lòng vì bị người lớn giới hạn, cấm cản, không được làm điều mình muốn. Những thiên hướng tự nhiên, hay tiềm năng vô hạn thay vì được kích hoạt đúng thời điểm vàng, lại trở nên bị thờ ơ và lãng phí chôn chặt để dành thời gian bắt chước, ghi nhớ, tập đọc tập viết theo những quy chuẩn của giáo dục truyền thống.

Ngay từ bé những đứa trẻ được tự ý thức mình phải trở thành người như thế nào, còn cha mẹ và thầy cô chỉ là người cung cấp cho chúng những điều kiện cần thiết để phát triển, chứ không phải ép chúng vào những khuôn khổ định sẵn.

Trẻ là nhà lãnh đạo của chính mình!

Được biết đến như một thế hệ dẫn dắt, đầy sức sống và ước mơ, những ông bố bà mẹ của thế hệ Z đang thay đổi phương pháp giáo dục dành cho con em mình. Cha mẹ thời nay cùng con đi du lịch từ sớm, nói không với đòn roi, không áp lực con gánh vác hình mẫu ước mơ của cha mẹ mà học cách yêu thương, thấu hiểu bản thân và có trách nhiệm với cộng đồng. Học cách trao quyền cho trẻ đâu phải quá phức tạp, chỉ cần loại bỏ quan niệm cũ, tham chiếu lệch chuẩn và qui định cá nhân lỗi thời.

Một trong những nền tảng quan trọng nhất trong hướng tiếp cận của Malaguzzi là vấn đề làm sao để giao tiếp với trẻ. Tại Trường mầm non Thế giới Mặt trời – Little Em’s Pre-school, trường mầm non Reggio Emilia Approach® đầu tiên tại Việt Nam, được công nhận bởi Reggio Children, trẻ được dẫn dắt bởi sở thích, trí tò mò của cá nhân và của thế giới chúng đang sống. Môi trường học tập được cấu thành từ những vật liệu có thể sử dụng được và tham gia vào quá trình vui chơi như một cách thức có ý nghĩa.

Có lẽ không còn gì tuyệt vời bằng việc mỗi gia đình đều trở thành cái nôi nuôi dưỡng nhân tài, mỗi trường học đều trở thành chốn đi về để những nhân tài thể hiện khả năng sáng tạo của mình.

Nơi đây, trẻ được đào tạo thông qua nghệ thuật, dựa trên những trải nghiệm về màu sắc, chất liệu, hình dáng, kết cấu bề mặt từ những vật liệu tự nhiên để sáng tạo những dự án, nổi bật là khái niệm atelier – xưởng nghệ thuật. Little Em’s hiểu rằng giáo dục thông qua nghệ thuật là một trong những mô hình giáo dục cho phép đánh thức suy nghĩ phản biện, thông qua thái độ, cảm xúc và biểu hiện của tình cảm. Qua đó, trẻ tạo lập cách vui chơi của chúng, khám phá để phát triển năng lực độc lập, suy nghĩ sáng tạo, tương tác xã hội và xây dựng mối quan hệ.

Từ “dũng cảm – courage” có gốc từ tiếng Latin là Cor - nghĩa là trái tim. Định nghĩa ban đầu của dũng cảm là “nói suy nghĩ trong đầu với sự chân thành từ trong tim”. Hãy can đảm trao quyền chủ động để con chân thành nói ra những suy nghĩ trong đầu, được là chính mình và trở thành phiên bản tốt nhất, đẹp nhất của con.

Hoàng Nam