Thứ hai, 13/1/2020, 15h28

Đông - Tây tề tựu phục hưng cho đô thị cổ

Đ đô th c Hi An có đưc ngày hôm nay, phi nói đến công lao ca nhiu thế h, cng đng dân cư, chính quyn, nhng chuyên gia đu ngành, k sư, kiến trúc sư (KTS) đến t mi min đt nưc và c nhng cá nhân, t chc đến t các nưc phương Đông, phương Tây xa xôi…

Hi An đưc gìn gi qua nhiu thế h

Lương duyên Hi An - Kazik

Nhiều cán bộ ở Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, cho rằng có nhiều nguyên nhân để lãnh đạo Hội An thay đổi nhận thức về trùng tu, giao các công trình tâm linh, tín ngưỡng cho cộng đồng quản lý, gắn bảo tồn đô thị cổ Hội An với phát triển du lịch, dịch vụ. Đó là nhờ tác động “dữ dội” từ chiến dịch truyền thông, thông qua trưng bày, triển lãm về Hội An, được các cơ quan báo chí lúc bấy giờ đăng tải rầm rộ, tạo sức lan tỏa rộng rãi, Hội An được người dân cả nước hồ hởi đón nhận. Đặc biệt, tháng 6-1982, khi đang giữ nhiệm vụ Trưởng tiểu ban Hợp tác Ba Lan - Việt Nam về tu bổ di tích Mỹ Sơn, KTS Kazimierz Kwiatkowsky (tên thân mật là Kazik) tình cờ đến Hội An. Sự xuất hiện của Kazik tại phố cổ và những việc làm xuất phát từ tâm huyết, tình yêu của ông dành cho Hội An đã lan truyền cảm hứng, ý thức bảo tồn, để lại những dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm trí nhiều thế hệ lãnh đạo TX.Hội An, cán bộ làm công tác quản lý di tích và cả người dân Hội An. Là người được giao trọng trách đi cùng, hướng dẫn cho Kazik gần như suốt hành trình vị KTS này ở Hội An, ông Nguyễn Đức Minh, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, kể rằng trước đó ít tháng, như có dự báo một “điềm lành”, phim “Engel” (Thiên thần), bộ phim do Ba Lan sản xuất nói về vị thầy lang giàu lòng nhân ái, thường xuyên giúp đỡ mọi người được công chiếu. Trùng hợp ngẫu nhiên, khi dung nhan vị thầy lang trong phim lại… y chang như KTS Kazik ngoài đời thực, khiến nhiều người Hội An liên tưởng rồi gọi ông là thầy lang thay cho cái tên Kazik!

Hi An đã dành mt khu vc riêng bit đ tôn vinh công lao ca KTS Kazik

Đến Hội An, thầy lang không bao giờ ngồi yên một chỗ. Ông đến từng ngôi nhà, từng góc phố, chăm chỉ ghi chép, vẽ phác thảo từng chi tiết kiến trúc trên sơ đồ, rồi lên bản đồ. “Hội An thời đó nghèo, buồn và tàn tạ với những ngôi nhà rệu rạo cũ nát, những dãy phố nhỏ thưa vắng hơi người, thế mà trong mắt thầy lang tất cả đều là “vàng” là “kho báu” chưa được khai thác”, ông Nguyễn Đức Minh bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm một thời gắn bó cùng thầy lang. Lãnh đạo TX.Hội An lúc bấy giờ, từ Bí thư Thị ủy Võ Hiên, cho đến Chủ tịch UBND TX.Phan Trung Thứ đều có mặt mỗi khi thầy lang đến Hội An. Và bao giờ cũng vậy, họ đều được nghe thầy lang dự báo: “Các bạn đang nằm trên đống vàng. Trong tương lai các bạn sẽ rất giàu!”. Khởi đầu từ 1982, rồi các năm 1983, 1984, thầy lang - Kazik cùng GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính và các kỹ sư của Trung tâm Bảo quản và tu bổ di tích Trung ương (Bộ Văn hóa) đã hoàn thành sơ đồ mặt bằng toàn bộ khu phố cổ và hướng dẫn cho chính quyền thiết lập các loại hồ sơ để trình Bộ Văn hóa công nhận xếp hạng di tích quốc gia cho khu phố cổ Hội An. Căn cứ vào bộ hồ sơ này và những chuyến kiểm tra thực tế, năm 1999 UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới.

KTS Kazik là người đặt nền móng cho công tác gìn giữ, bảo tồn Hội An. Nhiều người hỏi sao ông đến Hội An hoài vậy, “Vì ở đấy tôi tìm thấy niềm tự hào nghề nghiệp. Vì người Hội An rất tốt, rất mến khách”, KTS Kazik thổ lộ.

Khi ngưi Nht tr li…

Trong khi đó, các chuyên gia, kỹ sư, KTS người Nhật lại có công rất lớn giúp Hội An trùng tu, hồi sinh di tích. Nhà ngoại giao - nhà nghiên cứu lịch sử người Nhật Yoshiharu Tsuboi (tác giả công trình Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885, xuất bản tại Pháp năm 1987, tái bản 2011), ban đầu cũng yêu mến Hội An qua những sử liệu mơ hồ, chỉ đến khi đặt chân đến Hội An, Yoshiharu Tsuboi bàng hoàng trước những minh chứng thương nhân Nhật Bản trên đất Hội An. “Và thế là Hội An rộng vòng tay như chính cha ông mình đã từng chia sẻ ngọt bùi với bao thương khách vượt sóng gió đại dương tìm đến thương cảng Hội An những thế kỷ trước”, ông Nguyễn Đức Minh nói và cho hay chính vị giáo sư người Nhật này đã góp sức, tham mưu làm cầu nối cho Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam chung tay tổ chức thành công Hội thảo khoa học quốc tế về đô thị cổ Hội An - 1990, để giới thiệu với thế giới về tầm vóc của đô thị cổ duy nhất còn sót lại gần như nguyên vẹn ở Đông Nam Á. Từ sự kiện này mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Hội An và các cá nhân, tổ chức của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đào tạo, khảo cổ, phối hợp trùng tu hàng loạt di tích, kiến trúc ở Hội An.

Năm 1992, trên cương vị Giám đốc Viện Nghiên cứu văn hóa quốc tế (ĐH Nữ Chiêu Hòa, Nhật Bản), giáo sư Hiromichi Tomoda đã đứng ra tập hợp đội ngũ những nhà khoa học, các chuyên gia kiến trúc, chuyên gia bảo tồn khắp các trường ĐH, viện nghiên cứu, trung tâm di tích… đưa hàng trăm sinh viên Nhật Bản đến khảo sát, điều tra và hỗ trợ kinh phí trùng tu hàng loạt ngôi nhà cổ ở Hội An… Gần đây nhất, năm 2016, KTS Kamogawa Yasushi, chuyên gia cao cấp về bảo tồn di sản kiến trúc Nhật Bản đã sát cánh cùng cán bộ, kỹ sư và công nhân ở Hội An trùng tu nhà cổ 77 Trần Phú, một công trình nhà ở có kiến trúc đặc biệt được chạm trổ tinh xảo.

Nhiu chuyên gia giúp nâng tm giá tr ca Hi An

Theo ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy TP.Hội An, KTS Kazik là người phát hiện ra giá trị của Hội An, chứ không phải người phát hiện ra Hội An. Còn người phát hiện và giới thiệu KTS Kazik về Hội An là GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính. “Sau này còn có hàng loạt các vị giáo sư, KTS, kỹ sư đầu ngành trong nước và nước ngoài hoạt động trên nhiều lĩnh vực đã đến với Hội An, giúp làm rõ, nâng tầm các giá trị của đô thị cổ Hội An”, ông Nguyễn Sự nói thêm.

Ông Nguyễn Sự và lãnh đạo Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, nhấn mạnh cần tôn vinh một cách trọng thị những người có công đóng góp, giúp đỡ gìn giữ, trùng tu đô thị cổ Hội An được như ngày hôm nay. Thậm chí, nhiều người xứng đáng được đặt tên đường.

Trùng tu chùa Cu - Hi An năm 1986

Ông Nguyễn Chí Trung, nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, khẳng định những đóng góp to lớn của các cá nhân, tổ chức Nhật Bản trong việc trùng tu, giữ gìn di tích, mở ra nhiều cơ hội cải thiện sinh kế, phát triển làng nghề truyền thống ở Hội An. “Người Nhật rất cẩn trọng, làm việc khoa học, đo vẽ chi tiết, cần mẫn... Từ thực tiễn trùng tu các công trình kiến trúc, di tích ở Hội An, anh em chúng tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá. Bây giờ, chúng tôi đã trưởng thành, đủ khả năng tham gia trùng tu bất kỳ di tích nào”, ông Nguyễn Chí Trung, khẳng định những tình cảm, đóng góp tích cực của những người bạn phương xa dành cho sự trường tồn của đô thị cổ Hội An.

Bài, ảnh: Hu Trà