Thứ năm, 4/4/2019, 21h15

Du học bậc THPT: Cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn

Trưc nhng ưu đim như gii v ngoi ng, sm thích nghi vi văn hóa bn đa, d dàng chuyn tiếp lên bc ĐH…, du hc t bc THPT không còn là hưng đi xa l vi nhiu hc sinh. Tuy nhiên, la chn này cũng có nhng ri ro nếu ngưi hc chưa tht s sn sàng.

Ông Trn Công Nam (Giám đc Công ty du hc BGG) đang tư vn thông tin du hc cho các em hc sinh

Theo ông Trần Công Nam (Giám đốc Công ty du học BGG), nếu không có một lộ trình chuẩn bị kỹ lưỡng thì chính những ưu điểm của bậc học này vô tình có thể trở thành gánh nặng của học sinh khi bước chân ra nước ngoài học tập.

Vn băn khoăn thì nên cân nhc

Thông thường du học bậc THPT sẽ không có học bổng. Nếu có thì rất hạn chế hoặc có sự cạnh tranh rất cao và học bổng chỉ chi trả một phần. Do đó, khi lựa chọn du học sớm từ bậc THPT, ông Nam cho rằng yếu tố quyết định đầu tiên là phải có tài chính. “Quốc gia nào cũng sẽ yêu cầu phụ huynh chứng minh được vấn đề tài chính để đảm bảo con em mình có thể theo học tại đất nước họ. Tùy theo từng quốc gia mà vấn đề chứng minh tài chính sẽ có những yêu cầu về mức độ khác nhau”, ông Nam nói.

Bên cạnh tài chính, khi quyết định du học sớm, yếu tố tiên quyết nữa đó là ngoại ngữ. Theo ông Nam, ở bậc THPT, nhiều quốc gia không yêu cầu đầu vào ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) khắt khe như bậc ĐH nhưng điều đó không có nghĩa là người học không cần chứng minh ngoại ngữ. “Nhất định phải có một vốn ngoại ngữ để dễ dàng hòa nhập với văn hóa, cuộc sống ở môi trường học tập mới. Với nhiều quốc gia như Mỹ thì ngay như vòng phỏng vấn visa người học đã cần phải chứng minh khả năng ngoại ngữ của mình. Thành hay bại trong quá trình xin visa đã nằm ở phần ngoại ngữ này”, ông Nam cho biết.

Điều quan trọng nữa, đó là sự trưởng thành. Nhiều năm công tác trong lĩnh vực tư vấn du học, ông Nam cho rằng nếu đảm bảo 2 yếu tố về tài chính và ngôn ngữ mà người học chưa sẵn sàng về tính tự lập, sự trưởng thành thì chưa nên quyết định du học sớm. “Trưởng thành ở đây chính là nhận thức được vấn đề du học sớm từ phía người học. Các em cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và làm quen, tìm hiểu trước đó về môi trường, văn hóa, cuộc sống tại đất nước mình sẽ đến. Phải trang bị những kỹ năng, sự tự lập, quyết đoán để thích ứng, hòa nhập “bơi ra biển lớn””, ông Nam nhấn mạnh.

Tìm hiu k quc gia đến trưc khi đi hc

Lựa chọn du học bậc THPT ở quốc gia nào cũng là quyết định phải có sự cân nhắc và tìm hiểu kỹ. Nhiều quốc gia sẽ đòi hỏi chặt chẽ về người giám hộ, tuy nhiên một số quốc gia “thoáng hơn” sẽ chỉ cần phía nhà trường ở đất nước đó giám hộ. Bên cạnh những quốc gia luôn “mở” về du học từ bậc THPT như Mỹ, New Zealand… thì cũng có quốc gia rất hạn chế du học ở bậc này như Pháp. Theo thông tin từ Lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM, nước Pháp rất hạn chế nhận du học sinh từ bậc THPT bởi những yếu tố ràng buộc về người giám hộ.

Bên cạnh đó, quốc gia du học cũng phải phù hợp với định hướng học tiếp bậc ĐH sau này và phù hợp với yếu tố tài chính của mỗi gia đình.

Làm thế nào đ không “sc” văn hóa?

Trong một cuộc phỏng vấn về vấn đề du học sớm, TS. tâm lý Lê Khanh từng chia sẻ nhiều du học sinh đã phải “bỏ cuộc giữa chừng” vì không chịu được những cú “sốc” văn hóa bên xứ người. Trước hết là về ngôn ngữ, đó là rào cản ngôn ngữ, văn hóa, môi trường sống. Rồi đến sự khác biệt về môi trường học tập. Khác với du học ở bậc ĐH, ở lứa tuổi sau THCS, với môi trường sống ở Việt Nam, các em vẫn quen lối sống được săn sóc, bảo bọc. Do đó, khi bước ra môi trường mới, tự phải chăm lo cho cuộc sống của mình nếu không đủ bản lĩnh thì sẽ khó vượt qua.

Về nguyên tắc, du học từ bậc THPT học sinh sẽ có khoảng thời gian khá dài để làm quen với môi trường học, văn hóa, môi trường sống và trang bị vững vàng ngoại ngữ để bước vào bậc ĐH một cách thuận lợi nhất. Tuy nhiên, ông Trần Công Nam cho rằng với những học sinh bản tính nhút nhát, không đủ tự tin thì lựa chọn này lại rất khó khăn với nhiều “chướng ngại vật” trên con đường du học. “Không có người thân, bạn bè bên cạnh cộng với sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, các em sẽ như “bơi trong việc học”. Nhiều em đành phải quay về nước”, ông Nam chia sẻ.

Vậy làm thế nào để vượt qua được rào cản về ngôn ngữ và văn hóa khi du học từ bậc THPT? Theo ông Nam, ngay từ khi còn học ở Việt Nam, người học cần phải “luôn luôn hòa nhập”, tích cực tham gia vào các hoạt động của trường, lớp, các hoạt động cộng đồng để trang bị kỹ năng sống cho bản thân. Trước khi du học, phải tìm hiểu thật kỹ về quốc gia mình muốn đến. Đồng thời, phải xây dựng lộ trình học ngoại ngữ từ sớm.

Một yếu tố nữa để hòa nhập được nhiều du học sinh chia sẻ là tự đọc sách. Tưởng chừng “không liên quan” nhưng lại rất hữu hiệu trong việc giúp du học sinh hòa nhập, thích nghi với môi trường học tập đầy mới mẻ. Khi học trong môi trường nước ngoài, giáo viên bản địa dạy, du học sinh học chỉ hiểu khoảng 40% là nhiều. Nếu không tự mình trau dồi kiến thức thêm từ sách vở, tự nghiên cứu, tìm tòi thì việc tụt dốc trong việc học đã là yếu tố khiến người học cảm thấy mất tự tin và bỏ cuộc.

Q.Long