Thứ ba, 5/7/2022, 17h06

Đưa chuyển đổi số về… khu dân cư

Nm trong kế hoch tng bưc chuyn đi s, thi gian va qua, các phưng trên đa bàn qun Thanh Khê (TP.Đà Nng) đã tiên phong, đy mnh chuyn đi s đến vi ngưi dân tng khu dân cư (KDC) trên đa bàn và nhn đưc s đng thun tích cc.


Ngưi dân  qun Thanh Khê, Đà Nng tìm hiu v chuyn đi s

Khu dân cư công ngh s

Nằm ở trung tâm TP, phường Thạc Gián (Q.Thanh Khê) thời gian qua đang đẩy mạnh triển khai thí điểm chuyển đổi số với mô hình “KDC công nghệ số”. Bà Nguyễn Thị Mỹ Cảnh - Bí thư Đảng ủy phường - nhìn nhận, việc triển khai mô hình này đã mang lại nhiều thuận lợi cho chính quyền và người dân trong thực hiện các thủ tục cần thiết. Dưới sự tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể, đã có 5.151 tài khoản điện tử/11.597 người dân cài đặt và sử dụng có hiệu quả. Đơn cử như với việc vận động hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ phường đi chợ không sử dụng tiền mặt đã được nhiều chị em trẻ tuổi hưởng ứng tích cực.

“Trước nay đi chợ cầm tiền mặt, nhiều bữa vội vàng còn đánh rơi tiền. Nay chỉ cần vài thao tác bấm trên điện thoại là mình đã thanh toán được mặt hàng cần mua. Như thế vừa thuận tiện vừa đảm bảo an toàn cho cả người mua lẫn người bán trong việc phòng chống trộm cắp, cướp giật”, chị Nguyễn Thanh Tuyền - nội trợ - cho hay.

Còn theo bà Cảnh, phường Thạc Gián có 9 KDC. Trong đó, KDC Tam Giác 3 bắt đầu thực hiện chuyển đổi số từ tháng 6 đến nay. Dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7. Các KDC còn lại sẽ bắt đầu triển khai từ tháng 8.

“KDC công nghệ số ra đời giúp tăng hiệu quả chuyển đổi số đến từng người dân. Chuyển đổi số tạo được giá trị cho người dân, được người dân hưởng ứng sử dụng thì khi đó chuyển đổi số thực sự đi vào cuộc sống tạo nên cộng đồng số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Do đó, đưa công nghệ số đến từng KDC thông qua mô hình “KDC công nghệ số” là phương pháp thiết thực, cần lan tỏa”, bà Cảnh nói.

Ngay trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh khoảng tháng 8-2021, Đoàn phường An Khê đã triển khai giúp các tổ dân phố trên địa bàn lập group Zalo để đưa thông tin và tiếp nhận phản ánh từ người dân. Việc làm này giúp công tác phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân khó khăn được kịp thời, hiệu quả. Đầu tháng 6 vừa qua, UBND phường có quyết định ra mắt 90 tổ công nghệ số do Tổ trưởng Tổ dân phố làm Tổ trưởng và các đoàn viên thanh niên là thành viên phụ trách công tác tuyên truyền đến từng người dân.

Anh Phan Trần Hải Giang - Bí thư Đoàn phường An Khê - cho biết: “Đoàn đóng vai trò cốt cán trong việc tuyên truyền chuyển đổi số đến người dân nên ngay sau khi có quyết định thành lập, đơn vị đã cử các đoàn viên đến từng nhà dân tuyên truyền, hỗ trợ bà con lập các tài khoản cá nhân và hướng dẫn cô bác các bước về cách nộp hồ sơ trực tuyến. Công việc tuy vất vả nhưng bản thân đoàn viên thấy rất phấn khởi vì giúp bà con tiếp cận được công nghệ số, giảm bớt được thời gian và thủ tục khi thực hiện công việc cần thiết liên quan đến hồ sơ, giấy tờ. Sắp tới, Đoàn phường sẽ tổ chức chương trình tuyên truyền thanh toán điện tử đến với bà con”.

Là địa bàn có đông người dân lao động tự do, buôn bán nhỏ lẻ, việc tiếp cận CNTT còn hạn chế, chính quyền phường Tam Thuận xác định giúp bà con bắt nhịp với chuyển đổi số là việc quan trọng. Ông Lại Tiến Hương - Bí thư Đảng ủy phường - cho biết, phường đã có kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng năm 2030. Xác định mỗi đoàn viên thanh niên, cán bộ, viên chức là một công dân số xung kích trong thực hiện chuyển đổi số. Mỗi tổ dân phố là hạt nhân trong triển khai tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con chuyển đổi số. Thời gian qua, các lực lượng kể trên rất năng nổ, triển khai nhiều buổi tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con tại 50 tổ dân phố trên địa bàn.

10 TIÊU CHÍ CA KHU DÂN CƯ CÔNG NGH S

“KDC công nghệ số” được thành lập phải đạt được 10 tiêu chí. Trong đó mỗi hộ dân đều sử dụng internet hoặc mạng 4G, có điện thoại thông minh; đảm bảo trên 90% người dân có tài khoản công dân điện tử; 90% người dân tạo lập tài khoản thanh toán ngân hàng, ví điện tử; trên 50% hộ kinh doanh có tài khoản trên sàn thương mại; khuyến khích các KDC xây dựng bản đồ các tổ dân phố gắn với địa chỉ nhà…


L
c lưng đoàn viên thanh niên qun Thanh Khê, Đà Nng hưng dn ngưi dân to tài khon công dân trc tuyến

“Chúng tôi lên kế hoạch đến năm 2025, toàn phường có 90% người dân, doanh nghiệp được trang bị kỹ năng số và các quy tắc ứng xử trên môi trường số. Tham gia học tập, lao động, sinh hoạt trên môi trường số. Tất cả người dân đều được tiếp cận sử dụng các dịch vụ số, thông tin số của chính quyền. 50% hộ gia đình, 90% doanh nghiệp có tài khoản thương mại điện tử, thanh toán điện tử và 50% dân số mua sắm trực tuyến”, ông Hương cho biết.

100% dch v công trc tuyến mc 4

Tháng 8-2021, UBND TP.Đà Nẵng đã ban hành đề án Chuyển đổi số trên địa bàn TP đến năm 2025, định hướng năm 2030 sẽ triển khai phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số với mục tiêu hoàn thành cơ bản xây dựng đô thị thông minh, kết nối đồng bộ với mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN. Theo đó, Đà Nẵng đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng về chuyển đổi số. Việc thành lập các tổ công nghệ số, KDC chuyển đổi số góp phần xây dựng nền tảng số từ cơ sở, tạo ra hệ thống số giúp người dân cũng như chính quyền thuận tiện hơn trong công việc đời sống thường nhật, sản xuất kinh doanh và quản lý.

Ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng - cho biết, cơ sở viễn thông, CNTT của Đà Nẵng được đầu tư đồng bộ, hình thành các cơ sở dữ liệu nền, chuyên ngành và đã triển khai 100% dịch vụ công trực tuyến mức 4, triển khai các nền tảng ứng dụng TP thông minh. Tuy nhiên so với yêu cầu của người dân và sự phát triển của TP thì công cuộc chuyển đổi số được xem là đang ở những bước đầu. Còn nhiều nhiệm vụ phải triển khai trong thời gian tới. Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ và đề án chuyển đổi số của UBND TP.Đà Nẵng cũng xác định rõ, chuyển đổi số là động lực mới và là cơ hội để giải quyết các điểm nghẽn, tạo đột phá trong phát triển TP; đồng thời huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xã hội tham gia vào quá trình này.

Hàn Giang